Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ môi trường

Kiểm soát môi trường ở Quảng Ninh: Cần sự vào cuộc của doanh nghiệp

14/03/2013 12:04:57 PM

Quảng Ninh đang tận dụng những lợi thế riêng có về tiềm năng khai thác khoáng sản, phát triển du lịch, công nghiệp... Tuy nhiên, chính trong quá trình phát triển này đã và đang tác động rất lớn tới môi trường. Vì vậy, rất cần các doanh nghiệp vào cuộc để phòng ngừa, kiểm soát môi trường một cách hiệu quả.

Quảng Ninh có rất nhiều dự án quy hoạch xây dựng các đô thị, điển hình là các dự án lấn biển giai đoạn trước năm 2007, tác động mạnh đến môi trường. Đặc biệt là môi trường nước bị ô nhiễm, do vật chất san lấp bồi lắng và thu hẹp dòng chảy gây tắc nghẽn dòng chảy phía trong nội thị, suy giảm các loài sinh vật thủy sinh. Hiện nay, phần lớn hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã hoàn thiện nhưng còn thấp kém, nảy sinh nhiều bất cập, đặc biệt là vấn đề thoát nước. Không chỉ vậy, các dự án sản xuất vật liệu xây dựng như: Các nhà máy xi măng, khu khai thác đá xây dựng... trong quá trình thực hiện và hoạt động đã ảnh hưởng đến môi trường, không khí đối với các hộ dân trong khu vực.

Thời gian qua, việc phát triển không gian du lịch đã làm thay đổi diện mạo đô thị và các vùng dân cư, tạo việc làm, góp phần cải thiện đời sống tinh thần, vật chất của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch cũng gây ra áp lực đáng kể đối với môi trường tự nhiên và xã hội của tỉnh. Theo số liệu thống kê, tổng lượng nước thải sinh hoạt và dịch vụ phát sinh khoảng 2,1 - 4,2 triệu m3/năm. Hiện mới có trạm xử lý nước thải khu vực Bãi Cháy và một số phường trung tâm của TP.Hạ Long, còn lại các khu vực khác đều xử lý bằng biện pháp cục bộ, không đảm bảo tiêu chuẩn xả thải.

Hàng năm, Quảng Ninh đã dành hàng tỷ đồng để hỗ trợ cho công tác thu gom và xử lý rác thải, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động kinh tế gây ra. Thế nhưng, để kiểm soát, phòng ngừa môi trường một cách tốt nhất, rất cần chính các doanh nghiệp vào cuộc.

Lượng chất thải rắn phát sinh trong khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện khoảng 340 triệu tấn/năm. Để tạo ra hơn 43 triệu tấn than thành phẩm/năm sẽ phát sinh khoảng 100-450 triệu m3 nước thải/năm. Đặc biệt thành phần và tính chất nước thải mỏ thường có tính axit, chứa kim loại nặng, khoáng chất rất nguy hiểm cho môi trường.

Được biết, mỗi năm, Vinacomin đầu tư khoảng 700 tỷ đồng cho công tác bảo vệ môi trường nhằm phủ xanh bãi thải, hoàn thổ, hoàn nguyên, trả lại nguyên trạng môi trường tự nhiên như khi chưa có hoạt động khai thác than... Trên thực tế, Vinacomin vẫn cần nhiều hơn nữa nguồn lực để chủ động trong công tác bảo vệ môi trường. Ngành du lịch Quảng Ninh cần thiết lập hệ thống thu gom và xử lý rác thải trên biển. Công tác bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long phải được chú trọng. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã tổ chức ký cam kết bảo vệ môi trường với các hộ dân sinh sống, nuôi trồng, kinh doanh hải sản và các tàu thuyền vận chuyển khách du lịch trên vịnh.

Với các cơ sở có phát sinh lượng khí thải lớn như: Nhiệt điện, xi măng... cần nâng cao trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng.

Để phòng ngừa, kiểm soát môi trường, điều quan trọng nhất đối với các đơn vị khai thác than, đá, sản xuất xi măng, nhiệt điện là bắt buộc lắp đặt thiết bị quan trắc tự động, hệ thống phun sương kiểm soát bụi, khí thải để làm giảm đến mức thấp nhất lượng bụi phát tán vào môi trường.

Theo baocongthuong

 

Các tin khác:

Tp.HCM: Đầu tư liên kết để phát triển vật liệu xây dựng "xanh" ()

Bắc Giang ưu tiên các dự án thân thiện môi trường ()

Khai thác, chế biến than: Gắn với bảo vệ môi trường ()

Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với Việt Nam đầu tư phát triển VLXD xanh ()

Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị - Nông thôn: Hướng về mô hình quy hoạch xanh ()

Bền vững và thân thiện với môi trường ()

Vinacomin: Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu ()

Năm 2013, công trình xây dựng sẽ thân thiện hơn với môi trường ()

Công trình xanh – Cần cân nhắc thực tế khi ứng dụng ()

Bộ Xây dựng đặc biệt quan tâm phát triển đô thị thông minh - bền vững ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?