Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ môi trường

Hải Dương tích cực xóa bỏ lò gạch thủ công

08/08/2017 2:17:38 PM

Trước nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri về ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do các lò gạch thủ công gây ra, UBND tỉnh Hải Dương đã có văn bản yêu cầu chấm dứt hoạt động của các lò gạch này. Đến nay, đa số các lò đã, đang được tháo dỡ, UBND tỉnh đã phê duyệt và cấp phép cho một số chủ lò chuyển dần sang công nghệ tuynel để giảm thiểu ô nhiễm.

Tháo dỡ 110/172 lò gạch

Nhiều năm qua, hoạt động của các lò gạch thủ công đã gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống và sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Những người làm nghề nung gạch và cả người dân khu vực xung quanh hàng ngày đang phải đối mặt với những bệnh về hô hấp vì hít phải quá nhiều khói, bụi. Chưa kể, nguồn nước xung quanh khu vực lò gạch thủ công thường ngả màu vàng úa, có váng nổi lên.

Trước phản ánh của cử tri, UBND tỉnh Hải Dương đã có nhiều quyết định, văn bản chỉ đạo chấm dứt hoạt động sản xuất gạch bằng phương pháp thủ công. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch chấm dứt hoạt động sản xuất gạch sét nung bằng lò thủ công có xử lý khí thải bằng phương pháp tuần hoàn hấp thụ và xúc tác sinh học, lò liên tục kiểu đứng và lò Hoffman trên địa bàn. Trên cơ sở đó, UBND các huyện đã tuyên truyền, thông báo đến các chủ lò; xây dựng phương án cụ thể đối với từng lò gạch và thường xuyên bám sát, đôn đốc các chủ lò, yêu cầu dừng hoạt động, tháo dỡ theo lộ trình.

Tính đến ngày 15.6.2017, toàn bộ 172 lò gạch thủ công trên địa bàn đã dừng hoạt động, trong đó, đã có 110 lò tháo dỡ hoàn toàn; 41 lò đang tháo dỡ; 21 lò chưa được tháo dỡ. Huyện Tứ Kỳ có số lò chưa tháo dỡ nhiều nhất với 8 lò; huyện Ninh Giang và TP Hải Dương còn 4 lò; các huyện Kim Thành, Cẩm Giàng và TX Chí Linh còn từ 1 - 2 lò.

Như vậy, đến nay toàn tỉnh chưa thực hiện đạt mục tiêu theo yêu cầu của HĐND tỉnh về việc tuyên truyền, vận động các chủ lò gạch phá dỡ các lò gạch thủ công xong trước ngày 31.1.2017. Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Anh Cương, nguyên nhân do một số địa phương chưa thật sự quyết liệt, hoặc chưa xây dựng kế hoạch, biện pháp hiệu quả. Bên cạnh đó, hầu hết các chủ lò cố tình dây dưa kéo dài thời gian trì hoãn việc chấm dứt hoạt động sản xuất.


Kiểm tra dừng hoạt động các lò gạch thủ công tại huyện Thanh Hà, Hải Dương.

Chuyển đổi hình thức sản xuất phù hợp

Theo đại diện UBND tỉnh, sau khi thực hiện lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch thủ công trên địa bàn, hầu hết các chủ lò đã tự chuyển đổi sang các hình thức sản xuất khác như nuôi trồng thủy sản, sản xuất gạch không nung. Một số chủ lò có đủ điều kiện, mặt bằng, vùng nguyên liệu, năng lực tài chính, kinh nghiệm sản xuất đã đề nghị UBND tỉnh cho phép chuyển sang sản xuất gạch bằng công nghệ tuynel.

Hiện, toàn tỉnh có 59 lò thủ công đã được các huyện đề xuất chuyển đổi sang sản xuất gạch theo công nghệ tuynel (24 dự án). UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thẩm định thực tế từng dự án, báo cáo UBND tỉnh. Sau khi thẩm định, xem xét 24 dự án xin chuyển đổi sang công nghệ sản xuất gạch tuynel, UBND tỉnh đã trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy 19 dự án cơ bản đáp ứng các điều kiện chuyển đổi sang sản xuất gạch theo công nghệ tuynel.

Phó Chủ tịch Nguyễn Anh Cương thông tin thêm, thời gian tới, tỉnh sẽ giao Sở KH - ĐT chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; UBND các huyện, thị, thành phố tiếp tục hướng dẫn các chủ dự án xin chuyển đổi công nghệ từ sản xuất thủ công sang công nghệ tuynel lập dự án đầu tư và tổ chức thẩm định theo quy định, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định chủ trương đầu tư nếu bảo đảm các tiêu chí: Vùng nguyên liệu có vị trí gần lò chuyển đổi; mỏ nguyên liệu bảo đảm khối lượng, trữ lượng để thực hiện dự án theo đúng quy định; lò đề xuất chuyển đổi không có khiếu kiện của nhân dân về môi trường, không có tranh chấp đất đai; có đầy đủ các thủ tục về đầu tư theo quy định; phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; thời gian chấp thuận đầu tư, cho thuê đất tối đa 20 năm/dự án, công suất không quá 20 triệu viên/năm/dự án.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khẳng định: Để thực hiện nghiêm Nghị quyết số 37/2016 của HĐND tỉnh, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị, thành phố khẩn trương tháo dỡ dứt điểm số lò gạch thủ công đang và chưa tháo dỡ; chỉ xem xét cho lập dự án đầu tư và tổ chức thẩm định theo quy định trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các lò đã tháo dỡ hoàn toàn. Bên cạnh đó, UBND tỉnh sẽ tập trung hỗ trợ, giải quyết đề xuất chuyển đổi mô hình sản xuất đối với các cơ sở có nhu cầu để ổn định tình hình và tạo công ăn việc làm cho người dân; chủ động giải quyết các tồn tại, hoặc các tình huống phát sinh trong quá trình chấm dứt hoạt động gạch thủ công trên địa bàn và chuyển đổi hình thức sản xuất sau chấm dứt hoạt động.
 
Quỳnh Trang (TH/ ĐBND)

 

Các tin khác:

Lâm Đồng: Giảm dần việc sản xuất lò gạch thủ công ()

Hiệu quả cốt liệu bê tông tái chế tại các nước phát triển ()

Khánh Hòa chuyển 1 triệu tấn hạt nix cung cấp cho các nhà máy sản xuất xi măng ()

Sàng lọc dự án xi măng để bảo vệ môi trường ()

Vĩnh Phúc: Khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường ()

Sức mạnh của sơn phủ trong xây dựng công trình xanh ()

Xử lý khí thải ngành sản xuất xi măng ()

FLSmidth: Giải pháp giám sát khí thải và nước thải liên tục cho các nhà máy xi măng ()

Hà Nội: Tái sử dụng phế thải xây dựng làm vật liệu xây dựng ()

Siam City Cement tiếp tục đổi mới công nghệ, phát triển và bảo vệ môi trường ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?