Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ môi trường

Hà Nội "siết chặt" hoạt động khai thác khoáng sản

28/03/2014 2:07:24 PM

Hiện nay, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn Hà Nội còn nhiều tồn tại cần khắc phục, đặc biệt tình trạng khai thác cát trái phép ở lòng sông vẫn diễn ra khá phổ biến; việc sử dụng đất làm bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng chưa đúng quy định, trong khi công tác xử lý chưa nghiêm dẫn đến tình trạng vi phạm, bị xử lý rồi lại tái diễn.

Khai thác trái phép

Theo thống kê, trên địa bàn TP Hà Nội có 31 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực, cấp cho 28 đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản. Qua rà soát cho thấy, việc cấp phép hoạt động khoáng sản luôn tuân thủ đúng quy định của pháp luật khoáng sản, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản, phù hợp với quy hoạch được UBND TP Hà Nội phê duyệt. Hồ sơ của các đơn vị xin cấp phép lập đầy đủ thiết kế cơ sở được thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường. Quá trình thẩm định hồ sơ để trình cấp phép hoạt động khoáng sản, đều lấy ý kiến các sở, ngành chức năng liên quan và luôn có sự phối hợp chặt chẽ của UBND quận, huyện, phường, xã nơi có hoạt động khoáng sản.Tuy nhiên, lãnh đạo Sở TN&MT Hà Nội thừa nhận, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, một số đơn vị khai thác khoáng sản chưa tiến hành quan trắc môi trường đầy đủ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, chưa lập đề án cải tạo phục hồi môi trường.
 

Hoạt động khai thác khoáng sản ở Hà Nội còn nhiều tồn tại, đặc biệt tình trạng khai thác cát trái phép ở lòng sông vẫn diễn ra phổ biến.

Hoạt động hút cát trái phép ở lòng sông diễn ra khá phổ biến. Mặc dù đã được UBND TP Hà Nội chỉ đạo các ngành tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm, nhưng tình trạng vi phạm vẫn còn tái diễn mà chưa giải quyết được dứt điểm, nguy cơ gây sạt lở bờ sông, sạt lở đất canh tác bãi bồi ven sông, ảnh hưởng dòng chảy, ảnh hưởng đến hệ thống đê kè, gây ô nhiễm môi trường khu vực, thất thoát nguồn tài nguyên khoáng sản, vi phạm trật tự giao thông đường thủy. Bên cạnh đó, việc sử dụng đất làm bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng chưa đúng quy định, trong khi công tác xử lý chưa nghiêm dẫn đến tình trạng vi phạm, bị xử lý rồi lại tiếp tục tái diễn.

Nguyên nhân được chỉ ra, do công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản còn thiếu đồng bộ, chưa hiệu quả. Các đối tượng hút cát trái phép hoạt động trôi nổi trên tàu thuyền, khó quản lý đối tượng và phương tiện. Thời gian qua, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của chính quyền địa phương tuy tích cực nhưng chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương và các ngành chức năng.

Giao trách nhiệm cho  địa phương

 Để khắc phục những tồn tại trong hoạt động khai thác khoáng sản, UBND TP Hà Nội đã đề xuất các biện pháp mạnh nhằm siết chặt hoạt động quản lý và xử lý vi phạm trong khai thác khoáng sản. Theo đó, các sở, ngành và quận, huyện, thị xã đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản. Chủ tịch UBND cấp quận, huyện phải chịu trách nhiệm trước TP về hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý; đồng thời kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với lãnh đạo xã, phường và tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý không hoàn thành nhiệm vụ được giao để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép kéo dài. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì chuyển cơ quan công an điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội cho biết, TP đã thành lập đoàn kiểm tra hoạt động bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội, gồm đại diện của Sở TN&MT và các Sở, ngành chức năng liên quan. Đoàn sẽ kiểm tra hồ sơ pháp lý, tình hình chấp hành pháp luật về khoáng sản, đất đai, môi trường, bến thủy nội địa… trong hoạt động bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông. Đồng thời, xử lý hoặc kiến nghị xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
 
 Từ ngày 1 - 29/4, Đoàn kiểm tra bắt đầu tiến hành kiểm tra 21 bến bãi trung chuyển ở các phường, xã của các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Đông Anh, Đan Phượng, thị xã Sơn Tây và quận Hoàng Mai.
 
SJ (TH/ KTĐT)

 

Các tin khác:

Quảng Ninh: Bảo vệ môi trường là công tác trọng tâm ()

Khắc phục môi trường sau khai thác khoáng sản tại Đồng Nai ()

Hệ lụy môi trường Trung Quốc do ngành công nghiệp khai thác than đem lại ()

Kế hoạch ứng phó với BĐKH của ngành Xây dựng giai đoạn 2014-2020 ()

Quảng Ninh: Giải pháp khắc phục môi trường trong khai thác khoáng sản ()

Cấm khai thác cát sỏi trái phép trên sông Gianh ()

Hà Bắc tiếp tục cắt giảm sản xuất các ngành công nghiệp nặng ()

Lạng Sơn đẩy mạnh quản lý khai thác vật liệu xây dựng ()

TPHCM nỗ lực trong việc ứng phó với BĐKH ()

Trung Quốc: Phá hủy 19 lò luyện thép để giảm thiểu ô nhiễm ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?