Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Kinh nghiệm vận hành

Quy trình vận hành công đoạn tháp trao đổi nhiệt

25/02/2013 12:01:39 PM

Vừa qua, Ban Biên tập ximang.vn nhận được email của một số độc giả từ các nhà máy xi măng trong cả nước hỏi về Quy trình vận hành máy nghiền than. Sau một thời gian thu thập tài liệu và tham khảo kinh nghiệm vận hành của các chuyên gia, Ban biên tập ximang.vn sẽ cung cấp một cách sơ lược một số Quy trình vận hành (QTVH) máy nghiền than để độc giả tham khảo.

1. Mục đích

- Thực hiện các công việc kiểm tra, chuẩn bị, chạy thử, sấy lò và vận hành lò tại phân xưởng.
- Để kiểm tra và giám sát trong quá trình vận hành.

- Làm tài liệu đào tạo cán bộ, công nhân vận hành lò, vận hành tháp trao đổi nhiệt tại phân xưởng .

2. Phạm vi áp dụng

- Áp dụng cho vận hành các hạng mục thuộc tháp sấy sơ bộ và canxi hoá sơ bộ; Lò quay.

- Ngoài ra, qui trình này còn được bổ xung chi tiết bởi các qui trình vận hành lò tại phân xưởng.

3. Chú giải
  

Các từ viết tắt.
- TĐN.  Trao đổi nhiệt
- ĐKTT .  Điều khiển trung tâm
- C1, C2, C3, C4, C5.  Tương ứng với các cyclon thứ nhất, hai,…


4. Tài liệu tham khảo

 - Các tài liệu của nhà cung cấp thiết bị.

+ Training manual.
+ Operating manual.

5. Nội dung
5.1. Giới thiệu chung
Thông số chính của hệ thống TĐN:
- Trở lực hệ thống (Pa)                     : 5000-55000
- Tỷ lệ phân huỷ (%)                     :  >90

- Nhiệt độ của khí thải thoát ra từ Cyclone tầng 1(oC)  : 330-350

- Số tầng Cyclone                    :  5

- Kiểu Calciner                        : Trực tuyến dạng ống


5.1.1. Mô tả tổng quát thiết bị.

Hệ thống TĐN gồm có một nhánh Cyclon trao đổi nhiệt và một buồng phân huỷ trực tuyến.



Nhiên liệu và nguyên liệu đã được trao đổi nhiệt đi vào buồng phân huỷ trực tuyến, chúng di chuyển nhờ dòng khí có tốc độ cao, tiếp tục lưu trong buồng phân huỷ. Tại thời điểm đó sự cháy và phân huỷ xảy ra đồng thời, sự cháy của nhiên liệu phát ra nhiệt, nguyên liệu hấp thụ nhiệt để phản ứng. Hai quá trình này xảy ra rất nhanh và đồng thời khi vật liệu đang ở trạng thái lơ lửng.

Cụm thiết bị Tháp trao đổi nhiệt là một bộ phận trong hệ thống lò bao gồm các thiết bị sau.  Cyclone, ống gió, ống trút liệu, Calciner và buồng khói….

- Hệ thống Calci hoá sơ bộ loại in-line gồm:  
+ Buồng đốt và buồng trộn.
+ Ống đứng.
+ Bộ vòi đốt.

- Các thiết bị phụ trợ khác cho tháp TĐN gồm:

+ Các van điều chỉnh lượng gió 3 tới Calciner (1302-09a).
+ Bộ van điều chỉnh gió lò dẫn động bởi môtơ.
+ Các Cannon bắn khí, van vận hành khí nén để phòng ngừa tắc chỗ Cyclone,...

Cụm thiết bị tháp TĐN được vận hành và điều khiển từ phòng ĐKTT đồng bộ với vận hành hệ thống lò nung.

5.1.2. Mô tả hoạt động của hệ thống.


Tháp TĐN để sấy bột liệu - Độ ẩm Max 0,5% khi nạp vào tới mất nước hoàn toàn và phân huỷ Cabonat đạt hơn 90% trước khi đưa liệu vào lò quay. Quá trình diễn ra như sau:

Nguyên liệu được cấp vào ống nối giữa C1 và C2, sau đó đi vào C1 cùng với dòng khí nóng và được gia nhiệt và lắng xuống. Nguyên liệu đựơc gia nhiệt rồi trút vào ống nối giữa C3-C2 sau đó đi vào C2 cùng với dòng khí nóng và sau đó lại tách ra từ dòng khí này và lắng xuống, các tầng Cyclon khác cũng tương tự. Nhiên liệu và nguyên liệu được gia nhiệt ở buồng phân huỷ bởi dòng khí nóng có tốc độ cao và lơ lửng trong buồng phân huỷ. Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu và gia nhiệt, nguyên liệu được hấp thụ nhiệt và phân huỷ, quá trình này xảy ra nhanh chóng ở vị trí lơ lửng. Nguyên liệu được phân huỷ gần như hoàn toàn trước khi đi vào lò, còn dòng khí nóng đi lên để trao đổi nhiệt với nguyên liệu, trong quá trình đó dòng khí nóng giảm dần nhiệt độ rồi đi ra khỏi hệ thống ở C1.

5.1.3.  Các thông số kỹ thuật
5.1.3.1. Các Cyclon trao đổi nhiệt.



5.1.3.2. Buồng Calciner hoá sơ bộ.
Loại: Trực tuyến dạng ống.
- Calciner:  Đường kính 5,064x30m
- Nhiên liệu chính: Than mịn HG – 4a và HG – 3b
- 02 Vòi đốt than với công suất : 1,2 - 12t/h

5.1.3.3. Các van điều chỉnh gió 3.




5.1.3.4. Các thiết bị phân tích khí.
(Theo hướng dẫn vận hành riêng)

5.2. Qui định vận hành.
5.2.1. Các công việc chuẩn bị trước khi đốt lò.

- Kiểm tra và bảo đảm chắc chắn các công việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị trong công đoạn và các thiết bị liên quan đến hệ thống đã được hoàn thiện và đã được chạy thử kiểm tra đạt yêu cầu.

- Kiểm tra bên trong các thiết bị phải không còn người, không còn dụng cụ, vật lạ .
- Các cửa kiểm tra, các cửa sửa chữa... Phải đóng chặt và được kín.
- Kiểm tra hệ thống khí nén tới các dụng cụ, các thiết bị sử dụng và điều khiển bằng khí nén đã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đã sẵn sàng.

- Kiểm tra hệ thống cấp nước đã sẵn sàng và thông suốt tới các bể và thiết bị sử dụng.
- Kiểm tra các nguồn nhiên liệu đã có đầy đủ và đã sẵn sàng.

- Nâng và cố định các van đối trọng ở đáy các Cyclon lên ở vị trí mở đầy đủ nếu lò khởi động lần đầu hoặc khởi động sau quá trình dừng dài ngày để sửa chữa lớn.
- Phối hợp với ĐKTT khởi động, chạy thử các van điều chỉnh gió lò, gió 3
- Kiểm tra các van gió 3 đã ở vị trí đóng

- Điều chỉnh van điều chỉnh gió lò (Phần điều chỉnh bằng tay) theo yêu cầu của VHTT

- Kiểm tra hệ thống vòi đốt trên Calciner với các công việc  chính sau đây:
+ Đóng, mở đúng các van tay , khí nén, trên đường ống cấp cho các vòi đốt.
+ Thử các van điện ,khí nén cho các vòi đốt.
+ Xoá các báo động của cụm vòi đốt dầu calciner, kiln hood.

Chú ý: Các công việc cụ thể liên quan đến cụm vòi đốt calciner, vòi đốt khởi đông kiln hood thực hiện theo hướng dẫn vận hành riêng.
- Chuẩn bị đầy đủ các dây khí nén, que thông chọc tắc cyclon, buồng khói để sẵn sàng thông tắc.

- Các trang thiết bị, dụng cụ thao tác khác phải có đầy đủ và sẵn sàng.
- Toàn bộ thiết bị, khu vực làm việc, cầu thang, lan can ... Phải sạch sẽ, gọn gàng, an toàn và có khả năng thoát hiểm tốt.
- Kiểm tra hệ thống chiếu sáng phải đầy đủ, đảm bảo cho quá trình làm việc, đi lại.
Sau khi các công việc chuẩn bị kết thúc, máy đã sẵn sàng khởi động và chắc chắn an toàn thì báo cho trưởng ca SX biết để thực hiện các công việc tiếp theo.

5.2.2. Sấy và nâng nhiệt.


Việc sấy và nâng nhiệt cho hệ thống tháp TĐN được thực hiện tại phòng ĐKTT, được kết hợp với việc sấy lò bằng cách sử dụng khí lò và qui trình sấy và nâng nhiệt của hệ thống lò.
Việc sấy đạt được khi nhiệt độ ra khỏi tầng Cyclone thấp nhất (C5) khoảng 8900C, nhiệt độ ra khỏii Calciner >890 0C thì tiến hành cấp liệu.
- Trong quá trình sấy, người vận hành tại chỗ phải:
+ Theo dõi các thông số vận hành (Nhiệt độ, áp suất,...) ở các điểm đo.

+ Theo dõi sự giãn nở bình thường ở các khớp giãn nở.
+ Theo dõi sự vận hành ở các van điều khiển.
+ Điều chỉnh độ mở của van điều chỉnh gió lò theo yêu cầu của ĐKTT.   
 + Theo dõi những tiếng kêu và độ rung bất thường ở các động cơ và các thiết bị truyền động và các bất thường khác ở các thiết bị.   
+ Phát hiện và sử lý ngay các sự cố hoặc báo trưởng ca SX để sử lý.
+ Khoảng 30 phút trước khi cấp liệu (Khi ĐKTT báo) thì tháo bỏ các dây chằng, chống các van lật ra để các van ở trạng thái làm việc bình thường.
+ Khoảng 3 giờ trước khi cấp liệu (Khi ĐKTT báo) thì nâng nhiệt cho Calciner  bằng cách khởi động vòi đốt trên calciner.
+ Điều chỉnh để nhiệt độ đầu ra calciner không vượt quá 1100 0C.

5.2.3. Cấp liệu lò.

5.2.3.1. Chuẩn bị cấp liệu. 

Khi ĐKTT báo chuẩn bị cấp liệu thì phải:

- Kiểm tra lại sự hoạt động của các vòi đốt.

- Về các vị trí quan sát để phát hiện sự tắc nghẽn bột liệu ở các cyclon để kịp thời xử lý hoặc báo với trưởng ca và ĐKTT xử lý.

5.2.3.2. Bắt đầu cấp liệu.

- Theo dõi sự vận hành tốt của van quay cấp liệu (1301 - 09), các van đối trọng dưới đáy các Cyclon nếu có sự tắc nghẽn bột liệu thì phải xử lý ngay (theo hướng dẫn riêng)
- Theo dõi chỉ báo về nhiệt độ, áp suất . . . Trên các đồng hồ đo.
- Điều chỉnh kịp thời van điều chỉnh gió lò khi ĐKTT yêu cầu.

- Theo dõi sự hoạt động của hệ thống các vòi đốt than khi ĐKTT đưa vào vận hành.

5.2.3.3. Trong quá trình cấp liệu.

- Theo dõi liên tục sự hoạt động của thiết bị đến khi chắc chắn thiết bị hoạt động ổn định và tin cậy.

- Theo dõi các thông số vận hành trên các dụng cụ đo .  Nhiệt độ, áp suất, lưu lượng. . . Để thấy rằng thiết bị hoạt động có xu hướng ổn định và tối ưu.

- Kiểm tra, điều chỉnh, xử lý kịp thời khi có yêu cầu của ĐKTT
- Phát hiện kịp thời các bất thường, các sự cố để xử lý hoặc báo với trưởng ca sản xuất để xử lý.
- Kiểm tra bằng mắt ngọn lửa ở các Calciner, vết đỏ trên Calciner, buồng hoà trộn, Cyclon.
- Thực hiện các công việc với cụm vòi đốt calciner, vòi đốt kiln hood theo yêu cầu của VHTT
- Theo dõi sự hoạt động của các quạt làm mát, các van đối trọng dưới Cyclon, các van cấp liệu, van chia liệu, van điều chỉnh gió 3. . .
- Quan sát bề mặt vỏ thép các Cyclon, Calciner, buồng hoà trộn . . . Phát hiện các vết nứt, vết đỏ hoặc các sự biến dạng khác.

- Kiểm tra sự giãn nở nhiệt ở các khớp giãn nở.

- Kiểm tra và thông chọc kịp thời khi Cyclon, buồng khói bị tắc.
- Kiểm tra sự hoạt động của van điều chỉnh gió lò .
- Kiểm tra sự hoạt động của cụm vòi đốt Calciner, theo dõi ngọn lửa qua kính quan sát, kiểm tra các lỗ thủng, dò trên đường ống dẫn than, khí nén.

- Ghi chép đầy đủ các thông số vận hành trên các dụng cụ đo và tình trạng làm việc của thiết bị.

5.2.4. Các sự cố thường gặp trong lúc vận hành và cách xử lý.

5.2.4.1. Tắc Cyclon.

Tắc Cyclon được thấy khi có sự thay đổi khác thường về nhiệt độ, về áp suất của khí thải, của bột liệu so với các giá trị vận hành.


Nguyên nhân tắc có thể do:

- Van đối trọng đáy các Cyclon bị hỏng, bị kẹt.
- Do lớp vật liệu bám dính dần lên.
- Do các khối liệu lớn từ trên sập xuống làm cho liệu không kịp thoát khỏi ống trượt.
- Do có vật liệu lạ rơi vào làm tắc ống trượt.   

Cách khắc phục:

- Nhanh chóng tìm nguyên nhân và khắc phục tắc (theo hướng dẫn riêng)
- Nếu sau 5 phút không thông chọc được thì báo ĐKTT cho dừng lò để xử lý.

5.2.4.2. Kẹt van đối trọng dưới cyclon.

Nguyên nhân: 
- Do vật lạ rơi vào.

- Do vật liệu bám dính.
- Do quá nhiệt làm cong tấm van.

- Kẹt cơ khí.

Cách khắc phục:

- Thông chọc, khắc phục tắc, kẹt.
- Kiểm tra các phần cơ khí.

- Báo trưởng ca và ĐKTT cho dừng lò để xử lý nếu sau 5 phút không khắc phục được.


5.3. Vận hành vòi đốt calciner.

(Có hướng dẫn vận hành riêng)

5.4. Hướng dẫn bảo dưỡng dầu mỡ bôi trơn.

Bổ sung dầu bôi trơn kịp thời yêu cầu theo bảng sau:



6. Hồ sơ



Ximang.vn

 

Các tin khác:

Quy trình vận hành máy nghiền than ()

Quy trình vận hành máy đập búa clinker ()

Quy trình vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống vòi đốt lò ()

Quy trình vận hành sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống ghi làm mát clinker ()

Hướng dẫn vận hành thiết bị máy đập phụ gia (thạch cao, đá đen...) ()

Hướng dẫn vận hành trạm cân định lượng nguyên liệu thô ()

Quy trình vận hành Thiết bị cẩu ngoạm cố định (Fixed Crane) ()

Quy trình vận hành Máy rút sét kiểu cầu cào (Bridge – type Scraper Reclaimer) ()

Quy trình vận hành máy nghiền liệu (nghiền đứng) ()

Quy trình vận hành máy đánh đống kho dài ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?