Theo đó, các nhà nghiên cứu đã kết hợp DNA - vật liệu di truyền của sự sống và gelatin thành một cấu trúc gel khí xếp thành từng lớp. Cấu trúc này hấp thu ánh sáng cực tím và chuyển đổi thành ánh sáng nhìn thấy được để chỉ số phản xạ bức xạ mặt trời vượt 100%, mang lại hiệu quả giảm nhiệt đặc biệt.
Trong nghiên cứu, công bố ngày 5/7 trên tạp chí Science, các chuyên gia khẳng định loại gel khí này có thể lắp đặt được trên quy mô lớn thông qua hàn nước, có thể sửa chữa, tái chế và phân hủy sinh học. Các kết quả mô phỏng của nghiên cứu đã chứng minh vật liệu mới này giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm đáng kể chi phí năng lượng hằng năm để làm mát cho các tòa nhà trên tất cả các thành phố được mô hình hóa.
Vật liệu này được định hướng để cách mạng hóa hiệu quả năng lượng của kiến trúc đô thị. Gel khí mới này, như một lớp bảo vệ bên ngoài, hứa hẹn sẽ giảm đáng kể lượng khí thải carbon và mức tiêu thụ năng lượng, đồng thời mở đường cho các vật liệu làm mát bền vững và sáng tạo trong tương lai. Trung Quốc đã cam kết mục tiêu carbon kép là phát thải carbon đạt đỉnh vào năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060.
ximang.vn (TH/ TTXVN)