Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Nghiên cứu thử nghiệm

Nghiên cứu sử dụng thạch cao phốt pho thay thế cho thạch cao tự nhiên

01/12/2014 11:07:37 AM

Công ty tư vấn đầu tư phát triển xi măng (CCID) đang phối hợp với Phòng KTCN&TC (Vicem) và các đơn vị sản xuất thực hiện đề tài nghiên cứu sử dụng thạch cao nhân tạo trong sản xuất xi măng của Vicem.

Thực tế cho thấy, nguyên liệu thạch cao tự nhiên hiện nay của Việt Nam không đáp ứng được công nghệ sản xuất xi măng cũng như một số ngành công nghiệp vật liệu khác, nên muốn có nguồn nguyên liệu này, các DN hoàn toàn phải nhập từ Lào, Thái Lan, Trung Quốc… Trong khi đó, ngành công nghiệp xi măng đang phát triển một cách nhanh chóng, đặc biệt tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á và lân cận như: Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc... và ngay cả Việt Nam. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng thạch cao tự nhiên phục vụ ngành công nghiệp này ngày càng lớn khiến nguồn thạch cao thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và giá thành không ngừng tăng cao.

Trước thực trạng nguồn thạch cao tự nhiên tại Việt Nam không những hạn chế về số lượng, mà chất lượng cũng rất kém, TCty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) đang tích cực nghiên cứu sử dụng thạch cao phốt pho thay thế cho thạch cao tự nhiên, và bước đầu cho tính khả thi cao. Đây được xem là một bước tiến trong tìm kiếm các vật liệu xây dựng mới của DN ngành xây dựng.



Điều đáng nói là việc sản xuất thạch cao nhân tạo trên thế giới đã có từ khá lâu. Tuy nhiên, tại Việt Nam việc sử dụng thạch cao nhân tạo cho một số ngành có nhu cầu cao như công nghiệp xi măng và một số ngành sản xuất VLXD khác còn hạn chế, làm cho công nghệ sản xuất thạch cao nhân tạo kém phát triển. Đứng trước khó khăn này, Vicem Bút Sơn đã thực hiện nghiên cứu thử nghiệm sản xuất xi măng sử dụng thạch cao nhân tạo được chế tạo từ nguồn bãi thải GYP của Nhà máy sản xuất phân bón DAP -VIANCHEM Đình Vũ trên hai chủng loại sản phẩm MC25 và PCB30, bước đầu cho tính khả thi cao. Hàng năm, Vicem cung cấp ra thị trường khoảng 20 triệu tấn xi măng/năm, nên việc tận dụng nguồn thạch cao nhân tạo sản xuất ở trong nước thay thế thạch cao thiên nhiên truyền thống đang phải nhập khẩu sẽ mang ý nghĩa quan trọng về lợi ích kinh tế, giảm chi phí giá thành sản xuất xi măng, có thể chủ động điều phối sử dụng nguyên liệu cho sản xuất xi măng, không lệ thuộc vào nước ngoài, bên cạnh đó góp phần xử lý chất thải gây ô nhiễm, tham gia bảo vệ môi trường. Do vậy, việc nghiên cứu sử dụng thạch cao nhân tạo thay thế thạch cao tự nhiên làm phụ gia trong công nghiệp sản xuất xi măng trong thời điểm hiện nay hết sức cần thiết, có ý nghĩa thực tế, cần sớm được triển khai và đưa nguồn thạch cao nhân tạo vào sản xuất trong các nhà máy xi măng của Vicem.

Mục tiêu lựa chọn được tỉ lệ tối ưu thạch cao nhân tạo để sản xuất xi măng, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về chất lượng xi măng bê tông sử dụng; Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở và phương pháp xác định chất lượng thạch cao nhân tạo sử dụng làm phụ gia xi măng; Tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội của việc sử dụng thạch cao nhân tạo trong sản xuất xi măng... Khi đề tài được công nhận, kết quả nghiên cứu sẽ được áp dụng vào thực tiễn, triển khai đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thạch cao nhân tạo theo hình thức liên danh liên kết với các đơn vị trong nước để cung ứng nguồn thạch cao này cho các nhà máy xi măng của Vicem, đồng thời tiến hành sản xuất công nghiệp đại trà tại các nhà máy xi măng trực thuộc Vicem với hàm lượng phụ gia thạch cao nhân tạo pha vào phù hợp nhất với từng nhà máy...

Theo Lao động *

 

Các tin khác:

Origami - Vật liệu xây dựng mới của tương lai ()

Graphene: "Siêu vật liệu" có thể làm biến đổi thế giới ()

Sản xuất xi măng từ nguyên liệu đất sét ()

Xi măng hỗn hợp polime vô cơ - silicat từ nguyên liệu phế thải ()

Ứng dụng cơ chế hình thành san hô trong sản xuất xi măng ()

Giải pháp ngăn ngừa tình trạng nứt kết cấu bê tông cốt thép ()

Công nghệ sản xuất thép và vật liệu không nung từ bùn đỏ ()

Công nghệ sản xuất nhiên liệu vận tải từ khí thải nhà kính ()

Công nghệ mới luyện thép tiết kiệm và thân thiện môi trường ()

Nghiên cứu sản xuất bề mặt siêu chống thấm ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?