Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Cải tiến kỹ thuật

Ứng dụng công nghệ bê tông trong các công trình cơ sở hạ tầng (P.1)

25/08/2014 5:02:25 PM

Trong những năm gần đây, cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước việc xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể. Cùng với các tiến bộ mới về công nghệ bê tông của các nước trên thế giới và trong khu vực, công nghệ thi công bê tông tại Việt Nam đã đạt được các giới hạn mới về tính năng của bê tông và năng suất thi công.

1. Xây dựng thủy lợi thủy điện

Hơn 10 năm qua, nhiều công trình thủy điện với hàng chục đập bê tông lớn nhỏ đã được xây dựng ở Việt Nam. Các đập này vừa đóng vai trò tích nước phát điện và vừa điều tiết lũ. Tùy vào chức năng, điều kiện tự nhiên của từng công trình cụ thể, các đập bê tông ở Việt nam được lựa chọn xây dựng bằng nhiều công nghệ khác nhau như đập trọng lực, đập vòm, đập bê tông bản mặt đá đổ (đối với công trình thủy điện hoặc thủy lợi), đập xà lan, đập trụ đỡ (đối với công trình thủy lợi)... Trong đó, đập trọng lực chiếm số lượng nhiều nhất và chủ yếu được thi công bằng công nghệ bê tông đầm lăn (RCC).  

- Công nghệ bê tông đầm lăn: Từ khi đập thủy điện đầu tiên được xây dựng bằng công nghệ RCC là đập Pleikrong (Kon Tum) vào năm 2005, đến nay hàng chục công trình đập RCC đã và đang được xây dựng ở Việt Nam.  

Về năng lực thiết kế, sau những đập RCC đầu tiên có sự giúp đỡ của các Công ty nước ngoài (Colenco - Thụy Sỹ, Smec - Úc), hiện nay, việc thiết kế các đập RCC đều do các đơn vị thiết kế Việt Nam đảm nhiệm.

 

Một số công trình đập RCC cao trên 50m đã và đang được xây dựng ở Việt Nam

 

Tên đập Năm khởi công Hồ chứa
(106 m3)
Thể tích BTĐL
(1.000 m3)
Hmax
(m3 )
Pleikrong 2003 1.050 450 85
Bản Vẽ 2004 1.800 1.500 137
A Vương 2003 340 - 80
Sê San 4 2004 265 630 74
Đồng Nai 3 2004 1.420 1.200 108
Đồng Nai 4 2004 340 1.400 129
Sông Tranh 2 2006 730 1.170 96
Sông Bung 4  2010 -  - 114
Sơn La  2005 9.260 2.700 138
Bản Chát 2006 2.137 1.700 130
Định Bình 2005 - 432 80
Nước Trong - 290 73
Bình Điền 2005 423 200 64
Trung Sơn 2013 348 - 88
Lai Châu 2011 1.215 2.500 137
Dakmi 4 2007 - 720 90


Về lựa chọn vật liệu, hầu hết các đập RCC ở Việt Nam đều sử dụng xi măng Portland thường (PC 40 hoặc PC 50) kết hợp với một loại phụ gia khoáng thường là puzzolan có tại địa phương (Gia Quy, Sơn Tịnh, Nghĩa Đàn,…) hoặc tro bay tuyển  (Phả Lại). Để kéo dài thời gian đông kết cho hỗn hợp RCC cải thiện bám dính lớp, phụ gia hóa học giảm nước  - kéo dài đông kết thường được sử dụng ở hầu hết các công trình thi công đập RCC.   

Về thi công, hiện nhiều đơn vị thi công của Việt Nam đều có thể làm chủ công nghệ thi công RCC  (Tập đoàn Sông Đà, Công  ty Xây dựng Thủy lợi 47, Tổng Công  ty Thủy lợi 4, Licogi...). Các  thiết bị thi công RCC ngoài các máy móc phải nhập khẩu như lu rung, trạm trộn và băng tải công suất lớn, thiết bị làm lạnh (tạo đá vẩy) phải nhập khẩu, các nhà thầu Việt Nam hiện đã chế tạo được trong nước băng tải, trạm trộn RCC công suất nhỏ.  

Công suất đổ RCC tại các công trình đập ở Việt Nam thường đạt bình quân 2.000-3.000m3/ngày. Kỷ lục đổ RCC lớn nhất ở Việt Nam được thực hiện tại công trình đập thủy điện Sơn La với năng suất đổ 8.000m3/ngày. Tuy nhiên đây vẫn là con số nhỏ so với các kỷ lục do Trung Quốc thực hiện (đập Yantan 10.170m3/ngày; đập Longtan: 20.670m3/ngày - năm 2005).

Về chất lượng thi công, qua các báo cáo đánh giá chất lượng thi công một số đập RCC ở Việt Nam cho thấy chất lượng bê tông cơ bản đạt yêu cầu về tính chất cơ lý. Tuy nhiên việc quản lý chất lượng còn chưa tốt. Theo thống kê, hệ số biến động cường độ kéo bê tông mẫu khoan phần lớn các đập đều trên 30%. Hệ số biến động cường độ nén khoảng trên 20%. Công tác tạo nhám làm sạch mặt lớp  thực hiện ở một số đập chưa được quản lý tốt. Việc thiết kế, thi công các chi tiết chống thấm tại khe nhiệt tại nhiều công trình chưa được đảm bảo. Có những đập bị thấm nặng tại khe nhiệt và buộc phải sửa chữa ngay sau khi tích nước vận hành.

 


Xây dựng đập RCC thủy điện Đồng Nai 3 (Đắc Nông).


Thi công RCC đập thủy điện Đồng Nai 4 (Đắc Nông).


Công nghệ thi công đập bằng bê tông thông thường: Trước khi công nghệ RCC được áp dụng phổ biến ở Việt Nam, một số đập thủy lợi và thủy điện được xây dựng bằng công nghệ bê tông thông thường (Đập thủy điện Sesan 3- Gia Lai; Đập thủy lợi Tân Giang - Ninh Thuận,…). Công nghệ này cho thời gian thi công chậm hơn công nghệ RCC do phải lắp dựng nhiều cốp pha và phải chờ cho khối đổ nguội.

 


Đổ bê tông bằng băng tải tại đập CVC Sesan 3.


 Đầm bê tông bằng đầm rung chuyên dụng tại đập CVC Sesan 3.


- Công nghệ đập bê tông bản mặt đá đổ - CFRD: Về công nghệ xây dựng đập đá đổ bê tông bản mặt, hiện nay đã áp dụng ở thủy điện Tuyên Quang, Thủy điện An Khê-Kanak (Gia Lai), công trình thủy lợi kết hợp phát điện Cửa Đạt (Thanh Hóa). Với việc sử dụng công nghệ này, cho phép đẩy nhanh tiến độ so với thi công đập đá lõi sét có cùng chiều cao do thi công được trong điều kiện  thời tiết ẩm ướt mưa nhiều, thi công lớp chống thấm bằng bản mặt bê tông nhanh, sử dụng vật liệu địa phương, tiết kiệm thời gian thi công. Mặc dù việc thi công bản mặt bê tông nghiêng đảm bảo chất lượng về cường độ cũng như khả năng chống thấm khó khăn hơn kết cấu đứng nhưng hiện các nhà thầu Việt Nam đã làm chủ được công nghệ này.

 


Thi công đập CFRD Đập An Khê - Kanak.


Thi công đập vòm cong 2 chiều Nậm Chiến.


- Công nghệ xây dựng đập vòm: Về xây dựng đập vòm, hiện nay ở Việt Nam có duy nhất thủy điện Nậm Chiến (Mường La - Sơn La) sử dụng loại đập này. Với đặc điểm là tại vị trí đặt đập lòng sông có độ dốc 2 bên lớn, các nhà thiết kế (Ucraina) đã chọn giải pháp xây đập vòm. Loại đập này có đặc điểm là sử dụng ít vật liệu hơn đập trọng lực, tuy nhiên kỹ thuật thi công khó hơn. Đập vòm Nậm Chiến có chiều dài 273m chiều rộng đỉnh đập 6m và cao 136m, cong 2 chiều. Mặc dù việc xây dựng đập vòm cong 2 chiều khá phức tạp nhưng các nhà thầu Việt Nam hiện đã làm chủ được công nghệ xây dựng trên cơ sở sử dụng công nghệ của nước ngoài. Đập vòm Nậm Chiến được thi công bằng công nghệ cốp pha leo (hãng DOKA - Cộng hoà Áo sản xuất).

 

Quỳnh Trang (TH)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?