Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Cải tiến kỹ thuật

4 lý do không áp dụng công nghệ tách bụi khô khi nghiền sỏi sông

10/06/2019 10:17:36 AM

Sỏi sông là một loại vật liệu đặc thù phục vụ nhu cầu sản xuất cát nhân tạo. Tuy nhiên, nghiền sỏi sông chỉ áp dụng được một phương pháp làm sạch cát khỏi các thành phần tạp chất là phương pháp rửa ướt. Vậy tại sao không áp dụng công nghệ tách bụi khô có nhiều ưu việt hơn khi nghiền sỏi sông. Cùng theo dõi các lý do dưới đây.

Thứ nhất: Tỉ lệ sinh ra bụi thấp

Khi nghiền sỏi sông thành cát thì tỉ lệ sinh ra hạt mịn có kích thước siêu nhỏ đến nhỏ từ thấp đến rất thấp. Tỉ lệ hạt có kích thước dưới 0,16 mm thường chỉ chiếm 2 – 5 % tổng lượng sản phẩm sinh ra từ quá trình nghiền.


Sỏi sông - Nguyên liệu nghiền thành cát nhân tạo.

Tỉ lệ này nếu áp dụng phương pháp tách bụi khô cũng không thể thu được nhiều do cơ cấu này cũng chỉ kiểm soát được 2 - 18 % hạt kích thước siêu nhỏ trong cát thành phẩm. Tức là tối đa trong cát thành phẩm vẫn có 2 % bụi mịn dù đã sử dụng phương pháp tách bụi khô.

Lượng hạt kích thước kích thước nhỏ sinh ra từ quá trình nghiền sỏi sông thành cát này chiếm một tỉ trọng không quá lớn để đầu tư công nghệ tách bụi khô.

Thứ hai: Cát nhiễm bẩn phù sa

Phù sa là một trong những thành phần khó loại bỏ nhất khi nghiền sỏi sông thành cát. Bản chất nó có kích thước siêu mịn, dễ bị hòa lẫn vào nước khi ướt và lẫn vào bụi mịn khi ở trạng thái khô.

Phù sa thường chỉ bị rửa sạch nhờ nước. Còn những phương pháp khác thường không hiệu quả hoặc hiệu quả rất thấp.

Thứ ba: Nguyên liệu đem nghiền đã ướt

Bản thân sỏi sông khi khai thác ở các điểm mỏ đem về khu vực sản xuất đã ướt. Nếu để khô mới đem đi nghiền thì mất rất nhiều thời gian và thường không đạt hiệu quả khô tuyệt đối.

Mà thường trong suốt quá trình luân chuyển sỏi sông cũng liên tục xả nước vào để hỗ trợ quá trình làm sạch bùn đất, phù sa ra khỏi sỏi sông.

Thứ tư: Tiết kiệm chi phí sản xuất

Phương pháp rửa ướt so với phương pháp tách bụi khô có chi phí đầu tư và vận hành thấp hơn nhiều. Đơn giản vì phương pháp rửa ướt chỉ có một thiết bị chính trực tiếp thực hiện công tác loại bỏ thành phần phù sa khỏi cát.

Còn phương pháp tách bụi khô sử dụng đồng bộ hàng loạt các cụm thiết bị, cơ cấu hút, chống phân tầng cát.

ximang.vn (TH)

 

Các tin khác:

Đá vôi có đem nghiền thành cát nhân tạo được không? ()

Gỗ khối - Khởi đầu cho một cuộc cách mạng hóa xây dựng ()

Công nghệ bê tông rỗng thoát nước nhanh thích ứng với biến đổi khí hậu ()

Vật liệu xây dựng mới mấu chốt cho không gian sống thông minh và bền vững ()

Sản xuất vật liệu gốm không cần nung ()

Ứng dụng phế liệu gỗ làm bê tông chắc và chống thấm tốt hơn ()

Xi măng kết hợp với tro bụi núi lửa làm tăng độ bền kết cấu và giảm thiểu ô nhiễm ()

Hempcrete – vật liệu xây dựng xanh bền vững ()

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng ()

Phát triển các loại vật liệu xây dựng hiện đại ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?