Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thành tựu

Xi măng Sông Gianh - Thương hiệu được khẳng định sau tái cơ cấu

31/03/2015 2:43:54 PM

(ximang.vn) Sau tái cơ cấu doanh nghiệp, Tổng Công ty Miền Trung (Cosevco) đã tiến hành hợp nhất thương hiệu Xi măng Sông Gianh và tiếp tục khẳng định vị trí của mình tại thị trường miền Trung và Tây Nguyên. Đây được xem là một trong những đơn vị cổ phần hóa thành công của Bộ Xây dựng những năm trở lại đây.

Tổng Công ty Miền Trung (Cosevco) thuộc Bộ Xây dựng, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - con được thành lập năm 1975, ngành nghề kinh doanh tương đối đa dạng như sản xuất xi măng, bất động sản, thi công xây lắp…

Trước khi cổ phần hóa, bộ máy Tổng Công ty Miền Trung khá cồng kềnh bao gồm 167 Công ty con và Công ty liên kết, hoạt động sản xuất kinh doanh không tốt, mất khả năng trả lãi vay… khiến tình trang đơn vị rơi vào cảnh khó khăn.

Năm 2008, Tổng Công ty Miền Trung gần như rơi vào cảnh ngừng hoạt động, ngoại trừ nhà máy Xi măng Sông Gianh. Thời điểm này, ngân hàng đã yêu cầu phía Tổng Công ty Miền Trung mở thủ tục thông báo phá sản.

Đến tháng 12/2008, Bộ Xây dựng vừa ký Quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp Tổng Công ty Miền Trung, vừa chuyển quyền sở hữu vốn Nhà nước cho Tổng Công ty Đầu tư & Phát triển Khu Công nghiệp Đô thị (IDICO) nhưng phải kéo dài mãi tới tháng 6/2011 mới hoàn tất.

Ngày 27/6/2011, Tổng Công ty Miền Trung tổ chức phiên đấu giá 23.978.076 cổ phần (tương đương với 53,28%) tại Sở giao dịch TP.HCM. Giá bình quân 10.601 đồng/ cổ phiếu cho hơn 700 nhà đầu tư, trong đó có 4 nhà đầu tư tổ chức.


Thương hiệu Xi măng Sông Gianh đã thực sự hồi sinh sau cuộc tái cơ cấu doanh nghiệp.

Nhóm nhà đầu tư tham gia cổ phần hoá đã tiếp quản và  lên kế hoạch cải tổ mạnh mẽ cho Tổng Công ty Miền Trung gồm: cải tổ mô hình hoạt động và cơ chế quản trị doanh nghiệp, cải tổ hiệu quả sản xuất và nhà máy; định hướng lại thương hiệu và thị trường; cấu trúc lại nợ và dòng tiền.

Việc cải tổ trên cơ sở thành lập ban Nghiên cứu chiến lược cải tổ trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thị trường, công nghệ kỹ thuật, pháp chế, tài chính… để đưa ra giải pháp và thông qua Đại hội đồng cổ đông, đồng thời cũng được sự ủng hộ tuyệt đối của cổ đông và cán bộ, công nhân viên.

Trên cơ sở báo cáo đánh giá và đề cương tái cơ cấu do Ban Nghiên cứu chiến lược trình bày, các Công ty con, Công ty liên kết của Tổng Công ty Miền Trung đã được phân ra các nhóm với đặc thù và hình thức thực hiện cho từng nhóm, cụ thể gồm 4 nhóm chính: có tiềm năng phát triển; duy trì và cần tái cơ cấu; chuyển giao – thoái vốn tại những Công ty không còn hoạt động hoặc không nằm trong chiến lược phát triển mới, cần được thanh lý.

Song song với đó, Tổng Công ty Miền Trung đã đàm phán giãn nợ với ngân hàng, tối ưu hóa nguồn vốn hoạt động, tìm kiếm nguồn tài chính với lãi suất thấp, tách bạch chi phí hoạt động giữa tất cả các nhà máy của Cosevco.

Đáng chú ý trong hoạt động cải tổ này là, tất cả các thương hiệu xi măng trước đây của Cosevco sẽ hợp nhất chất lượng và thương hiệu mang tên Xi măng Sông Gianh thông qua việc điều chỉnh hệ thống kỹ thuật công nghệ từ Tổng Công ty trên toàn hệ thống sản xuất xi măng. Hiện sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Xi măng Sông Gianh, Xi măng Cosevco 19,  Cosevco Đà Nẵng, Cosevco Phú Yên đều mang thương hiệu chung là Xi măng Sông Gianh.

Xi măng Sông Gianh, thuộc sở hữu 100% của Tổng Công ty Miền Trung với công suất 1,4 triệu tấn/năm, là trường hợp điển hình cho sự chuyển mình, thay da đổi thịt và tăng trưởng bứt phá của một đơn vị được cải tổ theo đúng mục tiêu đề ra từ ban Nghiên cứu chiến lược.

Sau 2 năm hoạt động theo mô hình cổ phần hóa, thương hiệu Xi măng Sông Gianh đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường nhờ vào chiến lược kinh doanh hợp lý và chất lượng sản phẩm vượt trội dựa trên công nghệ lò quay hiện đại được đầu tư đồng bộ do hãng Polysius - Cộng hòa liên bang Đức (nhà cung cấp có hơn 150 năm kinh nghiệm về lĩnh vực thiết bị sản xuất xi măng trên thế giới) với toàn bộ thiết bị cũng như công nghệ sản xuất xi măng chất lượng cao.

Không chỉ thống nhất về thương hiệu, mà nhà đầu tư mới còn cải tổ luôn cả hệ thống sản xuất. Toàn bộ hệ thống trạm nghiền trong khu vực của Cosevco được đưa vào gia công 100% thương hiệu Xi măng Sông Gianh. Việc hợp nhất các thương hiệu xi măng của Tổng Công ty Miền Trung giúp tăng công suất sử dụng của các nhà máy thuộc Tổng Công ty từ 50% trước khi tái cấu trúc tăng lên 105-110% kể từ năm 2013. Bên cạnh đó, việc hợp nhất mang tính nội bộ này giúp Xi măng Sông Gianh mở rộng thị trường và tự triệt tiêu cạnh tranh thương hiệu trong thị trường khu vực miền Trung.

Sản lượng clinker và xi măng trong năm 2014 đã tăng lần lượt 12,5% và 30% so với năm 2013, trong khi chi phí sản xuất giảm xuống tương ứng còn 6% và 10% trong năm 2014. Xi măng Sông Gianh liên tục bứt phá trong việc tăng sản lượng lên tới 1,777 triệu tấn năm 2014, tăng 31% so với năm 2013 và 55% so với năm 2012. Sản lượng clinker cũng đạt đỉnh với 1,394 triệu tấn, tăng 13% so với năm 2013 và 15% so với năm 2012.

Hiện tại, nhà máy Xi măng Sông Gianh đã nâng công suất lên tối đa trên tất cả các công đoạn, luôn vượt công suất tối đa ở mức 105 - 110%. Năm 2014, hiệu suất vận hành của Cosevco đã nằm trong tốp những nhà máy cao nhất Việt Nam hiện nay (340/365 ngày trong năm 2014).

Với chiến lược hợp nhất thương hiệu và chất lượng đã tạo tiền để thuận lợi cho công tác phát triển hệ thống kinh doanh và tăng trưởng sản lượng trong thời gian qua.Trước đây sản phẩm Xi măng Sông Gianh chỉ tiêu thụ chủ yếu là tại Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng thì đến nay, thị phần được mở ra rộng khắp cả nước, từ Miền Trung đến Tây Nguyên, các tỉnh phía Nam và cả ở phía Bắc.

Những động thái cải tổ mạnh mẽ đó, chỉ sau 2 năm tái cấu trúc, dòng tiền hoạt động của Tổng Công ty Miền Trung  đã thoát khỏi thiếu hụt. Từ mức lỗ thuần trên 282 tỷ đồng năm 2012, đến năm 2014, lần đầu tiên kể từ khi đi vào sản xuất, Xi măng Sông Gianh đã có lãi. Từ chỗ có dòng tiền hoạt động sản xuất - kinh doanh âm trong các năm 2009 và 2010 trước tái cấu trúc, đến năm 2012, dòng tiền thuần từ sản xuất - kinh doanh đã đạt 12 tỷ đồng và liên tục tăng trong các năm tiếp theo, với doanh thu trước thuế đạt trung bình trên 30%.

Thời điểm đó, ngành xi măng vẫn đang chịu tình trạng không mấy sáng sủa vì cung vượt cầu, kinh doanh bấp bênh, thì kết quả trên đã gây bất ngờ với các doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên, so với chuẩn quốc tế, thì nhà máy Xi măng Sông Gianh còn nhiều việc phải làm để giữ được vị thế sau khi tái cơ cấu doanh nghiệp.

Nỗ lực của Tổng Công ty Miền Trung nói chung và Xi măng Sông Gianh nói riêng trong việc lựa chọn cho mình một quyết sách đúng đắn nhằm duy trì sự ổn định phát triển của thương hiệu Xi măng Sông Gianh trong thời gian qua, trung thành với chính sách chất lượng cũng như xây dựng hệ thống khách hàng truyền thống là yếu tố quyết định duy trì sự ổn định cho thương hiệu Xi măng Sông Gianh.

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Hiệu quả của các thương vụ mua bán sát nhập ngành xi măng ()

Xi măng Chinfon - Thương hiệu xi măng ngày càng khẳng định ()

FICO thương hiệu xi măng hàng đầu tại phía Nam ()

Sứ Viglacera Thanh Trì - Doanh nghiệp tiên phong trong sản xuất sứ ()

Năm 2014: SCG Việt Nam doanh thu tăng 20% ()

Năm 2014: Doanh thu hợp nhất của VnSteel ước đạt 24.900 tỷ đồng ()

Xi măng Fico Tây Ninh giữ vững thương hiệu nhờ chất lượng sản phẩm ()

Năm 2014: Năm sản xuất kinh doanh thành công của Vicem ()

VLXD Miền Trung: Kết quả đạt được sau 10 năm cổ phần hóa ()

Xi măng Quang Sơn hoàn thành kế hoạch năm 2014 ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?