Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thành tựu

Xi măng Chinfon - Thương hiệu xi măng ngày càng khẳng định

25/02/2015 3:24:11 PM

Được đầu tư công nghệ và thiết bị tiên tiến, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng, có chính sách sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hợp lý, cùng các giải pháp thân thiện môi trường, nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Xi măng Chinfon (Hải Phòng) luôn tăng trưởng bền vững, sản phẩm xi măng mang nhãn hiệu Hoa Đào ngày càng khẳng định uy tín, vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.

Liên tục phát triển

Được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1992, trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty Xi măng Chinfon luôn là một doanh nghiệp liên doanh hoạt động hiệu quả. Năm 2014 vừa qua, Công ty đạt sản lượng sản xuất hơn 3 triệu tấn clinker, 4.077.961 tấn xi măng và tiêu thụ 4.105.876 tấn sản phẩm, trong đó xuất khẩu 1,284 triệu tấn. Sản phẩm của Công ty sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó, lượng tồn kho không đáng kể.


Quang cảnh nhà máy xi măng Chinfon.

Đây là một thành công lớn đối với doanh nghiệp xi măng trong điều kiện khó khăn của thị trường vật liệu xây dựngthị trường bất động sản "đóng băng" như hiện nay. Điều đó cũng khẳng định các sản phẩm xi măng Chinfon với thương hiệu "Xi măng Hoa Đào" đã thực sự trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam và khu vực.

Năm 1997, dây chuyền số 1 với công suất thiết kế 4.000 tấn clinker/ngày được hoàn thiện và đi vào hoạt động tại thôn Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng nơi có nguồn nguyên liệu tập trung, chất lượng hàng đầu Việt Nam.

Chỉ trong một thời gian ngắn, dây chuyền được nâng công suất lên 4.900 tấn clinker/ngày, tương đương 2,3 triệu tấn xi măng/năm, tăng 22,5% so với công suất thiết kế ban đầu. Dần chiếm lĩnh thị trường và đáp ứng nhu cầu của thị trường phía nam, Công ty Xi măng Chinfon đã đầu tư thêm một nhà máy nghiền xi măng tại Khu công nghiệp Hiệp Phước, TP. Hồ Chí Minh với công suất 500.000 tấn/năm. Sản phẩm Xi măng Hoa Đào ngày càng có thị trường tiêu thụ ổn định.

Từ lợi thế đó, Công ty tiếp tục đầu tư xây dựng thêm dây chuyền số 2 tại nhà máy ở Tràng Kênh, với công suất thiết kế ban đầu 4.000 tấn clinker/ngày và đưa vào hoạt động từ tháng 9/2008, sau hơn hai năm xây dựng. Đến năm 2010, dây chuyền số 2 cũng tiếp tục được cải tạo, nâng cấp công suất tăng thêm 20% so với thiết kế ban đầu, đạt 4.800 tấn clinker/ngày, tương đương 2,2 triệu tấn xi măng/năm, nâng tổng công suất của nhà máy tại Hải Phòng lên 4,5 triệu tấn/năm.

Trong những năm qua, do bối cảnh khó khăn chung, nhiều dự án đầu tư xây dựng trong nước bị giãn, hoãn hoặc tạm ngừng thi công, khiến cho nhu cầu tiêu thụ xi măng sụt giảm mạnh và tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong tiêu thụ sản phẩm xi măng trên các thị trường. Tuy nhiên, bằng chất lượng sản phẩm, chính sách sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hợp lý, cùng các giải pháp tiết kiệm, thân thiện môi trường đã giúp Xi măng Chinfon duy trì được mức tăng trưởng, sản lượng tiêu thụ ổn định, các dây chuyền của nhà máy hoạt động tốt.

Năm 2008, sản lượng tiêu thụ xi măng của Chinfon đạt trên 2,66 triệu tấn, doanh thu 2.140 tỷ đồng, lợi nhuận 219 tỷ đồng và năm 2014, sản lượng tiêu thụ của công ty đạt hơn bốn triệu tấn. Việc mở hướng xuất khẩu một lượng lớn sản phẩm đã giúp doanh nghiệp hạn chế được hàng tồn kho mà vẫn tăng doanh thu. Nhờ vậy, sản xuất của doanh nghiệp được duy trì, việc làm và đời sống của 1.265 lao động luôn ổn định với mức bình quân 10 triệu đồng/người/tháng và bảo đảm đóng góp cho ngân sách đúng và đủ theo quy định.

Doanh nghiệp thân thiện môi trường


Với phương châm hoạt động "là doanh nghiệp mà xã hội cần", Công ty luôn quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm cho phát triển bền vững. Theo đánh giá của UBND huyện Thủy Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng, Công ty Xi măng Chinfon là một trong số ít đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường, thực hiện khai thác đá nguyên liệu bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn như: thiết kế mỏ, thực hiện quy trình khai thác cắt tầng an toàn, thực hiện đầy đủ các khoản thuế tài nguyên, tiền thuê mỏ, phí bảo vệ môi trường, phí nước thải, góp quỹ phục hồi môi trường... Đồng thời, Công ty thực hiện nghiêm quy trình khai thác đến đâu hoàn nguyên môi trường đến đấy (phủ lớp đất màu và trồng cây xanh lên trên).

Dự kiến, trong năm 2015, Công ty sẽ bàn giao 15ha diện tích đất đã hoàn nguyên môi trường đầu tiên cho địa phương quản lý... Nhờ vậy, Công ty vinh dự được Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng giới thiệu đại diện cho những doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường tại Hải Phòng tham gia giải thưởng "Doanh nghiệp FDI thân thiện với môi trường" do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức và trao tặng năm 2012.

Từ quan điểm phát triển bền vững, gắn sự phát triển doanh nghiệp với xã hội, Công ty Xi măng Chinfon đã chủ động cập nhật hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 từ năm 2003, dành 20% tổng diện tích mặt bằng xây dựng, tương đương với 16.000 m2 vào việc trồng hàng ngàn m2 thảm cỏ, hàng vạn cây xanh, đào hồ sinh thái, tạo lập khuôn viên xanh cho người đi bộ, xây dựng các sân vui chơi cho CBCNV... biến nhà máy thành cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp...


Công nhân vận hành hệ thống phát điện từ nguồn nhiệt dư tại nhà máy Xi măng Chinfon.


Ngoài ra, hằng năm, Công ty Xi măng Chinfon còn đầu tư kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các túi lọc bụi; thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt; đo đạc, quan trắc môi trường lao động và môi trường bên ngoài nhà máy, trang bị xe phun nước rửa đường chuyên dụng, xây dựng và lắp đặt trạm xử lý nước thải công suất 100 m3/ngày đêm; lắp đặt thiết bị giảm ồn hai quạt lọc bụi than trị giá 500 triệu đồng; nâng cao tường bao tiếp giáp với khu dân cư chung quanh bằng vật liệu chống ồn trị giá 67.800 USD; bao phủ toàn bộ các mặt cạnh của các kho đá, đất sét và phụ gia bằng tôn tráng kẽm trị giá 465.000 USD; lắp các tấm cách âm và chống bụi tại trạm nghiền đá vôi sơ cấp và thứ cấp trị giá 37.300 USD, đổi giờ làm việc của ca B từ 16 giờ đến 24 giờ sang từ 14 giờ đến 22 giờ để giảm thiểu tác động đến giấc ngủ của khu dân cư chung quanh; gia công và lắp đặt các tháp chống tràn ximăng tại các si lô xi măng trị giá 70.000 USD; nâng cấp, cải tiến hệ thống lọc bụi tĩnh điện trị giá hơn 20 tỷ đồng...

Đặc biệt, năm 2014, Công ty Xi măng Chinfon đã hoàn thành xây dựng, lắp đặt và đưa vào khai thác dự án tận dụng nhiệt khí thải từ lò nung, tháp sấy và làm nguội clinker từ hai dây chuyền sản xuất để tái tạo ra điện năng, góp phần tiết kiệm điện, hạ giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường, giảm lượng lớn khí thải và bụi ô nhiễm ra môi trường... Kinh phí đầu tư xây dựng dây chuyền công nghệ tận dụng nhiệt dư sản xuất điện năng, công suất 12.850 kWh là 20,5 triệu USD. Tính ra mỗi ngày, sản lượng điện tự sản xuất là 300 MWh, đáp ứng 25% sản lượng điện tiêu thụ của cả nhà máy.

Trưởng phòng phát điện nhiệt dư Nguyễn Minh Ngọc cho biết: Quy trình công nghệ tận dụng nhiệt dư để sản xuất điện năng là sử dụng thiết bị thu hồi khí thải của lò nung, tháp sấy (khoảng 280oC), bộ phận làm mát clinker (khoảng 360oC)... vào hệ thống bốn nồi hơi, biến nhiệt thành hơi quay các tuabin phát điện. Nguồn điện công nghiệp ba pha này sẽ được đưa vào trở lại phục vụ sản xuất.

Ước tính, lượng điện tự sản xuất đã tiết kiệm 10 tỷ đồng tiền điện/tháng cho Công ty. Với việc tận thu nhiệt dư để sản xuất điện, triển khai đồng bộ các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, Công ty Xi măng Chinfon xứng đáng với danh hiệu "Doanh nghiệp FDI thân thiện với môi trường"...

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

FICO thương hiệu xi măng hàng đầu tại phía Nam ()

Sứ Viglacera Thanh Trì - Doanh nghiệp tiên phong trong sản xuất sứ ()

Năm 2014: SCG Việt Nam doanh thu tăng 20% ()

Năm 2014: Doanh thu hợp nhất của VnSteel ước đạt 24.900 tỷ đồng ()

Xi măng Fico Tây Ninh giữ vững thương hiệu nhờ chất lượng sản phẩm ()

Năm 2014: Năm sản xuất kinh doanh thành công của Vicem ()

VLXD Miền Trung: Kết quả đạt được sau 10 năm cổ phần hóa ()

Xi măng Quang Sơn hoàn thành kế hoạch năm 2014 ()

Xi măng La Hiên: Hành trình 20 năm xây dựng thương hiệu xi măng ()

Xi măng The Vissai tâp trung mở rộng năng lực sản xuất ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?