Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thành tựu

Thanh Hóa: Đầu tư, đổi mới công nghệ ngành sản xuất vật liệu xây dựng

25/05/2016 2:26:05 PM

Với định hướng, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phát triển bền vững trên cơ sở sử dụng tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và hướng tới xuất khẩu, những năm gần đây, các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ sản xuất, đáp ứng ngày càng đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng.


Khai thác đá bằng dây cắt kim cương nâng cao giá trị sản phẩm, bảo đảm an toàn cho người lao động.

Xã Yên Lâm (Yên Định) là địa phương có thế mạnh về khai thác, chế biến đá, tuy nhiên hoạt động này có những tác động không nhỏ đến môi trường như ô nhiễm không khí, không bảo đảm an toàn cho người lao động. Nhận thấy những bất lợi trong công nghệ khai thác đá lạc hậu, một số cơ sở sản xuất tại cụm công nghiệp làng nghề đá xã Yên Lâm đã tiến hành đầu tư công nghệ khai thác đá bằng bột nở kết hợp với dây cắt kim cương.

Điển hình như từ năm 2014, Công ty CP Phú Thắng đã đầu tư hơn 40 tỷ đồng để nhập hệ thống dây chuyền khai thác đá bằng dây cắt kim cương. Ông Nguyễn Chí Vững, Giám đốc Công ty, cho biết, sử dụng công nghệ khai thác đá bằng dây cắt kim cương, ngoài việc đảm bảo an toàn lao động, dây chuyền này còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, như sản phẩm đá không bị rạn nứt. Cưa dây kim cương là công nghệ duy nhất không phá hủy đá gốc, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cho phép xẻ những khối đá có quy cách, kích thước và độ liền khối chuẩn, đạt yêu cầu xuất khẩu. 
 
Lĩnh vực sản xuất gạch không nung cũng có những chuyển biến tích cực. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 13 đơn vị sản xuất gạch không nung với công suất thiết kế 476 triệu viên/năm. Nhằm từng bước chinh phục thị trường, các đơn vị sản xuất gạch không nung đã không ngừng đổi mới, cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Nhiều đơn vị đã nhập khẩu máy móc đồng bộ, yêu cầu trình độ tự động hóa vừa phải, thiết bị có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành và sửa chữa, dễ tìm kiếm nguyên liệu... Từ đó, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Nổi bật là Tổng Công ty Hà Thanh, trong năm 2015, đơn vị đã mạnh dạn đầu tư 2 nhà máy sản xuất gạch không nung tại xã Vĩnh Minh (Vĩnh Lộc) và xã Quảng Thịnh (TP. Thanh Hóa) với tổng công suất 100 triệu viên/năm. Đại diện Tổng Công ty Hà Thanh, cho biết, các thiết bị, dây chuyền sản xuất được nhập khẩu từ Nhật Bản với những ưu điểm đột phá như chế độ rung ép tự động, tải trọng ép lớn, tạo ra dòng sản phẩm chống thấm, cách nhiệt, cách âm.

Tổng Công ty hiện có nhiều chủng loại - mẫu mã sản phẩm từ gạch đặc (dùng để xây móng và tường chịu lực) đến gạch có độ rỗng trên 40% (dùng để xây tường ngăn, trọng lượng nhẹ). Sản phẩm của đơn vị đa dạng về kích thước, đáp ứng mọi quy chuẩn về độ dày tường xây, với nhiều ưu điểm vượt trội so với gạch nung như cường độ chịu lực cao, tiến độ xây dựng nhanh, tiết kiệm chi phí, thuận tiện trong thi công. Ngoài ra, tổng công ty có thể hợp tác sản xuất theo mẫu đặt hàng cụ thể của từng chủ đầu tư.
 
Theo đánh giá của phòng quản lý vật liệu, Sở Xây dựng, việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ của các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng hiện nay đang là một bước đi đúng đắn nhằm đi tắt đón đầu công nghệ, nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp có năng lực trong lĩnh vực này còn hạn chế, trình độ chuyên môn chưa cao. Do đó, ngoài việc nghiên cứu, dành nguồn vốn đầu tư cho công nghệ, các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng cần chú trọng khuyến khích cán bộ, người lao động phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào thực tế, đồng thời đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn hóa cao để tiếp cận khoa học - kỹ thuật trong thời gian tới.

Quỳnh Trang (TH/ Báo Thanh Hóa)

 

Các tin khác:

Năm 2015: Vicem dẫn đầu khối thi đua các TCty Nhà nước ()

Năm 2016: FiCO Tây Ninh tăng lượng xi măng tiêu thụ qua cảng khoảng 350.000 - 400.000 tấn ()

Vicem Hải Phòng: Tạo sức trẻ cho chất lượng sản phẩm ()

Xi măng Điện Biên nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập sâu rộng thị trường tiềm năng ()

Xi măng Sông Lam 2 tiêu thụ 50.000 tấn/ tháng ()

Xi măng Chinfon: SXKD theo hướng tăng trưởng bền vững ()

Tập đoàn Công Thanh Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập ()

Năm 2015: Công ty CP Sản xuất VLXD Cao Bằng đạt doanh thu trên 68 tỷ đồng ()

Quý IV: Vicem Hà Tiên tiêu thụ 1,5 triệu tấn xi măng ()

Xi măng Điện Biên tích cực đóng góp ngân sách Nhà nước ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?