Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thành tựu

Tập đoàn Xi măng Vissai: Mở rộng thị trường bằng xuất khẩu xi măng

13/10/2014 9:50:29 AM

Ba năm gần đây, cơn bão khủng hoảng đổ ập lên nhiều ngành sản xuất, trong đó xi măng là ngành bị hệ lụy lớn sau một thời gian dài phát triển nóng. Nhiều doanh nghiệp trong ngành buộc phải đóng cửa, phải đổi chủ như Xi măng Đồng Bành, Xi măng Thăng Long. Nhưng Tập đoàn Xi măng The Vissai gần như lại lựa chọn cho mình hướng đi riêng mở rộng thị trường bằng con đường xuất khẩu xi măng.

Nhà máy mới nhất được Tập đoàn khánh thành đầu năm 2013 là Vissai Hà Nam, có công suất hơn 2 triệu tấn. Ông Trường không nghi ngờ gì việc nhà máy này sẽ chạy hết 100% công suất theo đúng thiết kế. Và trong kế hoạch, chỉ 3-5 năm nữa, tổng sản lượng của Tập đoàn sẽ được nâng lên mức 2 con số.

Theo ông Hoàng Mạnh Trường, Chủ tịch Tập đoàn Xi măng The Vissai (Vissai) cho biết, thị trường khó khăn là khó chung. Mỗi doanh nghiệp lại có cái khó riêng, Vissai cũng không ngoại lệ. Vấn đề là cách đối phó và ứng phó với thời cuộc. Trong khoảng thời gian này, Vissai có tốc độ mở rộng năng lực sản xuất mạnh nhất.


Tập đoàn Xi măng Vissai không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ bằng con đường xuất khẩu.

Gần 10 năm trước, sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu, Việt Nam phải nhập khẩu xi măng. Khi kinh tế tăng trưởng ở mức 7-8%, Quy hoạch xi măng hiện giờ vẫn đảm bảo đủ phục vụ nhu cầu. Nhưng nếu tốc độ phát triển đạt 2 con số, điều mà chúng ta đang phấn đấu thì trong những năm tới Việt Nam có nguy cơ lại thiếu xi măng.

Các quốc gia lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... có những tập đoàn xi măng có tuổi đời trên 100 năm. Chính sách xuất khẩu xi măng của các quốc gia này rất rõ ràng, để thấy rằng, nếu làm tốt thì xuất khẩu xi măng có lợi nhuận không tồi.

Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là đá vôi thì Việt Nam rất sẵn với trữ lượng hàng tỷ m3, giá tương đối thấp và cạnh tranh, trong khi sản xuất xi măng để xuất khẩu có thể thu về 60 USD/tấn.

Hiện giờ, Vissai đã bắt đầu có những đồng xuất khẩu dài hạn xấp xỉ 1 triệu tấn/năm sang thị trường Australia được ký vào năm 2013 khiến các doanh nghiệp trong ngành xôn xao. Mới đây nhất, là hợp đồng xuất khẩu 5 năm đưa sản phẩm tới đảo Reunion Island thuộc Pháp để xây dựng đường cao tốc. Vissai đã vượt qua được nhiều nhà cung cấp xi măng lớn để được chọn làm nhà cung duy nhất cho Ciments de Bourbon thực hiện dự án đường cao tốc quan trọng này.

Tập đoàn luôn chào giá bán xi măng không thấp hơn so với các đối thủ. Để chinh phục được khách hàng khó tính, thì năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng và uy tín, kinh nghiệm của doanh nghiệp trên thương trường chính là thước đo chính.

Australia là thị trường được mệnh danh khó tính bậc nhất với một bản danh sách tiêu chuẩn kỹ thuật ngặt nghèo, chúng tôi đã mất chẵn 2 năm. Có thời gian sản phẩm của Vissai bị đem so sánh với sản phẩm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, thậm chí so cả với Tập đoàn SCG Cement của Thái Lan, thương hiệu lừng lẫy trong ngành vật liệu của Đông Nam Á.

Cement Australia vừa là nhà sản xuất, nhập khẩu và phân phối xi măng cho thị trường nội địa. Vì vậy, để họ không phải nghi ngờ về năng lực sản xuất, Vissai đã mời chuyên gia của Cement Australia sang Việt Nam, đề nghị các chuyên gia kỹ thuật tham dự điều hành sản xuất tại nhà máy Vissai. Khi trực tiếp làm việc tại nhà máy, tiếp cận hệ thống thiết bị của Vissai, các chuyên gia Cement Australia đã công nhận trình độ sản xuất xi măng của Vissai đạt độ ổn định.

Mất 2 năm để Vissai có được bạn hàng mới, thị trường mới, nhưng đó là một bước ngoặt đầy ý nghĩa đối với Tập đoàn, thay vì hợp đồng ngắn hạn mang tính thăm dò, Cement Australia đã ký với Vissai hợp đồng kéo dài trong thời gian 5 năm.

Sau khi có được hợp đồng với Australia, Tập đoàn Vissai thực hiện tiếp kế hoạch đưa xi măng Vissai tới Mỹ. Kết quả đàm phán với khách hàng Mỹ như International Meterials Inc, rồi Lehigh Hanson - Heidelberg Cement Groupm, càng khiến Ban lãnh đạo Tập đoàn bất ngờ hơn, có thể nói, thị trường Mỹ đang nằm trong tầm tay. Giờ thì kế hoạch đưa xi măng Việt Nam đến nhiều công trình lớn trên thế giới của Vissai đã không còn là tham vọng mơ hồ.

Quỳnh Trang (TH/ Đầu tư)

 

Các tin khác:

Công ty CP VLXD 720 giới thiệu sản phẩm xi măng chịu mặn ()

Hoà Phát dẫn đầu về thị phần tiêu thụ thép xây dựng ()

Gạch tuynel Bình Định không ngừng nâng cao chất lượng ()

Viglacera đẩy mạnh xuất khẩu vật liệu xây dựng ()

Quý II/2014: LNST Viglacera Hạ Long đạt hơn 25 tỷ ()

Xi măng Lưu Xá: Sản xuất đạt 55% kế hoạch năm ()

Công ty CP Tài chính Xi măng: Tỷ lệ nợ xấu giảm 9,13% ()

VnSteel: Lợi nhuận sau thuế đạt 84 tỷ đồng ()

Xi măng Ninh Bình: Doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu clinker lớn nhất ()

Hòa Phát: LNST tăng 85% so với cùng kỳ năm trước ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?