Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thành tựu

Ngành Xi măng nỗ lực vượt khó khăn, vươn lên tầm cao mới

04/01/2022 1:48:22 PM

Năm cũ khép lại, ngành Xi măng kết thúc kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021, chuẩn bị bước sang năm mới 2022 với nội lực mạnh mẽ, quyết tâm chinh phục đỉnh cao mới. 

Cách đây 122 năm, trên mảnh đất ngã ba sông Cấm và kênh đào Hạ Lý ngày nay, nhà máy Xi măng Hải Phòng khởi công xây dựng (năm 1899). Ngày 08/01/1930, Chi bộ Xi măng Hải Phòng lãnh đạo cuộc bãi công lớn trong toàn nhà máy, với sự tham gia của hơn 2.000 công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm. Cuộc bãi công giành thắng lợi, buộc giới chủ Pháp phải chấp nhận các yêu sách chính đáng của công nhân. Đây cũng là mốc son đánh dấu sự giác ngộ về chính trị của công nhân xi măng, mở ra con đường đấu tranh của đội ngũ công nhân xi măng Hải Phòng nói riêng, của công nhân cả nước nói chung. Ngày 08/01 trở thành ngày truyền thống của ngành Xi măng Việt Nam.

Hành trình 122 năm của Xi măng Hải Phòng nói riêng và ngành Xi măng nói chung là những trang sử hào hùng, oanh liệt, nhưng thấm đẫm máu xương của lớp lớp thế hệ công nhân xi măng đã hy sinh để bảo vệ nhà máy; là những thành tựu to lớn, vượt khó để “Sản xuất thật nhiều xi măng cho Tổ quốc” như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lần về thăm nhà máy Xi măng Hải Phòng năm 1957.


Nhà máy Xi măng Hải Phòng.

Từ năm 1993 đến nay, ngành Xi măng phát triển vượt bậc về cả chất và lượng. Từ nước thiếu xi măng trầm trọng trước năm 1993, đến nay, tổng công suất thiết kế đã tăng gấp nhiều lần. Việt Nam trở thành nước đứng đầu khối ASEAN về sản lượng Xi măng và đứng thứ 5 Thế giới về sản xuất và tiêu thụ xi măng với tổng công suất thiết kế trên 100 triệu tấn/năm. Công nghệ sản xuất Xi măng có nhiều bước tiến vượt bậc, từ các nhà máy có công nghệ lò đứng, đến nay, hầu hết các nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại trên thế giới là công nghệ lò quay; sản xuất theo phương pháp khô và ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, luôn đổi mới, sáng tạo không ngừng.

Trong suốt chặng đường vừa qua, ngành Xi măng Việt Nam ghi nhận bước phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước cũng như ngành Xây dựng. Trong đó, tiên phong đi đầu là Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM). Ngọn lửa truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết của các thế hệ cán bộ, công nhân ngành Xi măng đã và đang tiếp thêm sức mạnh giúp VICEM nỗ lực vươn lên tầm cao mới, tiếp tục là trụ cột dẫn dắt ngành Xi măng Việt Nam; đảm nhận và hoàn thành trọng trách mà Chính phủ và Bộ Xây dựng giao.

Hiện nay, ngành Xi măng đang hướng tới xây dựng một nền sản xuất xanh với phát thải CO2 thấp, giảm tối đa sử dụng tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản không tái tạo. Với khát khao đưa ngành Xi măng trở thành ngành xử lý tốt các vấn đề môi trường cho đất nước bằng những dự án thực tế như "Nghiên cứu sử dụng bùn và rác thải công nghiệp không nguy hại làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế trong sản xuất clinker"; hoàn thiện Đề án “Đồng xử lý chất thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng”; Chương trình dùng bùn thải thay sét trong sản xuất clinker; Đẩy mạnh sử dụng nhiệt khí thải để phát điện, tự cung, tự cấp một phần sản lượng điện tiêu thụ, đồng thời, giảm lượng phát thải bụi và khí CO2; Đẩy mạnh việc sử dụng xỉ, tro bay và thạch cao nhân tạo từ chất thải GYPS để làm phụ gia cho sản xuất xi măng, tăng cường sử dụng các nguyên liệu thay thế, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu hóa thạch, tăng năng suất và đảm bảo các yếu tố bền vững về môi trường.

Cuộc cách mạng 4.0 đang ảnh hưởng tất cả các lĩnh vực trên toàn Thế giới nói chung và ngành Xi măng nói riêng. Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ công nghệ số giúp ngành Xi măng tạo thêm lực đẩy, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn chung.

Một thách thức nổi bật trong năm 2021 mà ngành Xi măng phải đối mặt là giá cả vật tư, nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất xi măng tăng cao, than tăng (than nhập khẩu tăng gần 200%), thạch cao tăng 37%, chịu ảnh hưởng từ thị trường năng lượng thế giới... trong khi giá bán xi măng tăng ít. Hàng loạt phụ gia trong sản xuất xi măng tăng giá.

Dẫu khó khăn, thách thức, nhưng ngành Xi măng vẫn cán đích thành công với mức tăng trưởng nhích hơn năm 2020. Tổng sản lượng sản xuất năm 2021 dự kiến 103,21 triệu tấn, tăng 1,4% so với năm 2020, tiêu thụ khoảng 105,26 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020. Trong đó, xi măng tiêu thụ nội địa khoảng 62 triệu tấn, tương đương năm 2020. Mặc dù sản lượng sản xuất cả năm đạt tương đương năm 2020 nhưng do nguyên, nhiên liệu sản xuất đầu vào tăng, chi phí tăng nên lợi nhuận ngành Xi măng không đạt như kỳ vọng.

Trong 3 năm gần đây, xuất khẩu xi măng và clinker của nước ta đều đạt trên 30 triệu tấn/năm, riêng năm 2021, xuất khẩu sản phẩm xi măng và clinker khoảng 42 - 45 triệu tấn, tăng 19% so với năm 2020, giá trị xuất khẩu ước đạt 2,1 tỷ USD, ghi dấu kỷ lục con số xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay.

Trong năm 2022, các chuyên gia cho rằng, tốc độ tăng trưởng của ngành Xi măng sẽ phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch Covid-19. Dự báo sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa sẽ tăng trở lại, thị trường xi măng sẽ gặp áp lực do cung vượt cầu và việc tăng giá nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất. Thị trường xuất khẩu sẽ gặp khó khăn trong năm 2022 do nhu cầu nhập khẩu xi măng từ thị trường Trung Quốc giảm. Xi măng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải chịu thêm thuế tự vệ của nước sở tại như Philipines (áp thuế nhập khẩu khoảng 5% giá bán), Bangladesh (áp thêm 8% GTGT từ mức 15% lên 23%)…

ximang.vn (TH)

 

Các tin khác:

Ứng dụng đồng xử lý chất thải rắn làm nguyên nhiên liệu thay thế trong lò nung clinker ()

Tối ưu hóa hệ thống túi lọc bụi túi nghiền than đem lại hiệu quả cho NM Xi măng Thăng Long ()

Người lãnh đạo Xi măng Quán Triều có nhiều sáng kiến, tư duy đổi mới trong SXKD ()

Vicem Bút Sơn đã ghi dấu ấn trên chặng đường phát triển của ngành xi măng ()

Xi măng Xuân Thành xác lập kỷ lục sở hữu dây chuyền có công suất lớn nhất Việt Nam ()

Quý I: Xi măng Phú Thọ ghi nhận doanh thu đạt 72,8 tỷ đồng ()

Cao Bằng: Doanh nghiệp tích cực ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng ()

Năm 2021: Vicem Hạ Long đặt mục tiêu tiết kiệm để giảm chi phí ()

Công ty CP xi măng La Hiên VVMI duy trì tăng trưởng bền vững ()

Xi măng Bỉm Sơn: Doanh thu và lợi nhuận đều tăng so với cùng kỳ ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?