Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Ngành vật liệu xây dựng tự... "đóng băng"

03/05/2013 4:16:11 PM

Ngành vật liệu xây dựng (VLXD) vài năm nay luôn tồn kho, ế hàng. Nhiều doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng, các dây chuyền sản xuất gạch bê-tông nhẹ mới chỉ khai thác khoảng 10 - 20% công suất. Gạch xây không nung nhẹ chỉ tiêu thụ được 60 - 80% sản lượng. Năm 2012, sản lượng kính tấm giảm 30% so với 2011.

Hiện cả nước có bảy doanh nghiệp (DN) sản xuất kính tấm lớn với công suất thiết kế 150 triệu m2, nhưng tồn kho đã lên tới 60 triệu m2 quy chuẩn, tương đương sản lượng kính của hơn bốn tháng sản xuất, riêng kính nổi tồn kho 57 triệu m2, tương ứng sản lượng của năm tháng sản xuất. Ngành xi-măng thì tồn kho càng nhiều hơn, chuyển bớt sang làm đường bê-tông, rồi loay hoay tìm cách xuất khẩu, vẫn cứ ế thừa...

Cũng dễ hiểu, vì có "đắt hàng tôi mới lôi hàng bà", thị trường bất động sản liên tục "đóng băng", phần lớn các DN đầu tư xây dựng nhà ở đều "nghỉ ngơi", tất nhiên họ không mua VLXD, khiến cho ngành này cũng bị "đóng băng" theo. Các dự án xây dựng Nhà nước cũng không còn rộng tay mua vật liệu như trước vì đầu tư công cắt giảm, một số công trình có vốn nước ngoài lại gắn liền với việc họ mua VLXD của DN nước họ.

Tuy nhiên, sự tồn kho, sụt giảm lớn sản xuất VLXD còn do chính ngành này tự làm "đóng băng" mình. Trước hết, sự đua nhau sản xuất, kinh doanh VLXD, cạnh tranh nhau không lành mạnh cả bán hàng trong nước lẫn nhỏ nhoi xuất khẩu. Sự quản lý, điều tiết của các bộ, ngành còn có những sự dễ dãi, lỏng lẻo dẫn đến chỗ ra đời quá nhiều cơ sở sản xuất VLXD, một số công ty làm nhà ở cũng lập nhà máy xi-măng, rồi bán mua nháo nhào, cạnh tranh hỗn loạn. Trong khi đó nhiều DN lại quên mất, hoặc không có điều kiện đầu tư cải tiến công nghệ, giảm giá thành, khiến VLXD nội địa bán trong nước đã khó, xuất khẩu càng khó hơn, không thể thắng vượt được nhà đầu tư nước ngoài mạnh tài chính, giỏi công nghệ.

Theo nhận định của Hội VLXD Việt Nam, sự hạn chế của ngành VLXD là quy mô đầu tư nhỏ, phân tán, rất khó chuyên nghiệp hóa cao trong sản xuất, vận hành. Các DN đều tự giải quyết nguyên liệu thô, nên phối liệu có nhiều biến động, chất lượng sản phẩm khó đạt mức tối ưu, việc chế tạo thiết bị còn bỏ ngỏ, chủ yếu là nhập khẩu. Ðể thoát khỏi tình trạng tự "đóng băng", các DN sản xuất VLXD cần đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tiết kiệm chi phí đầu vào để hạ giá thành, cạnh tranh lành mạnh, nhất là trong xuất khẩu để khỏi làm thiệt bạn kinh doanh trong nước và làm lợi cho khách mua hàng nước ngoài. Cần chủ động tái cấu trúc DN để hình thành các tổ hợp sản xuất kinh doanh VLXD mạnh về tài chính, nhân lực và tiên tiến về công nghệ.

Theo Nhân dân *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?