Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng

10/10/2019 8:07:36 AM

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 36 đơn vị khai thác cát tự nhiên, với tổng công suất 740.869 m3/năm; 3 đơn vị sản xuất cát nghiền từ đá, tổng công suất đạt 380.000 m3/năm; 4 đơn vị sản xuất xi măng với tổng công suất 16,61 triệu tấn/năm; 41 đơn vị sản xuất gạch tuynel, với tổng công suất 1.417 triệu viên/năm; 51 đơn vị sản xuất gạch không nung, với tổng công suất 1.096 triệu viên/năm; 2 đơn vị sản xuất gạch ceramic với tổng công suất 5,2 triệu viên/năm; 1 đơn vị sản xuất vôi công nghiệp, với công suất 450.000 tấn/năm.

Trước tình hình cung vượt quá cầu, thị trường một số ngành hàng vật liệu xây dựng đang phải cạnh tranh khốc liệt. Trong khi đó, ngoài một số ít doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có điều kiện đầu tư thiết bị sản xuất hiện đại, các doanh nghiệp còn lại chỉ sử dụng dây chuyền sản xuất với công nghệ trung bình, thiếu đồng bộ, dẫn đến chi phí sản xuất và giá thành cao, chất lượng và mẫu mã sản phẩm còn hạn chế, khó cạnh tranh với sản phẩm từ các tỉnh ngoài và các nước, thậm chí nhiều thời điểm còn thua trên chính “sân nhà”.

Theo số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, 9 tháng đầu năm, tổng sản lượng xi măng sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 10,8 triệu tấn. Theo đánh giá so sánh, tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng năm nay có tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, hiện tại, các doanh nghiệp vẫn chưa khai thác hết công suất thiết kế. Năm 2019, các doanh nghiệp xi măng xây dựng kế hoạch sản xuất 15,1/16,6 triệu tấn công suất thiết kế. Trước tình hình nguồn cung xi măng dư thừa như hiện nay, kế hoạch sản xuất năm 2020 cũng được dự tính chưa thể tăng so với hiện tại, vì phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ.

Đại diện Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn, cho biết, để khắc phục khó khăn trong điều kiện nguồn cung xi măng dư thừa, bên cạnh việc ổn định chất lượng sản phẩm, các nhà máy xi măng trong tỉnh đã triển khai quyết liệt công tác phát triển thị trường, trong đó chú trọng công tác xuất khẩu. Xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn cạnh tranh khốc liệt, công ty đang tiếp tục nghiên cứu, làm tốt công tác thị trường và tiêu thụ sản phẩm, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và các nước trong khu vực. Mới đây, dự án chuyển đổi công nghệ từ hệ thống nghiền xi măng đến đóng bao của đơn vị cũng đã vận hành. Với trang bị công nghệ hiện đại, đồng bộ, dự án đi vào hoạt động chính thức sẽ giảm chi phí sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, duy trì chất lượng sản phẩm ổn định, đáp ứng yêu cầu, thị hiếu ngày càng cao của khách hàng.
 

Công ty CP Vật liệu xây dựng Bỉm Sơn ứng dụng công nghệ sản xuất gạch tuynel trần phẳng, nâng cao chất lượng sản phẩm.​

Cùng với sự “nở rộ” của các nhà máy gạch nung và không nung trên địa bàn tỉnh, thị trường đối với mặt hàng này cũng đang tồn tại nhiều khó khăn, thách thức khi cung vượt quá cầu. Tại Công ty CP Vật liệu xây dựng Bỉm Sơn, để đứng vững và cạnh tranh trên thị trường, đơn vị không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ cuối năm 2016, công ty đã đưa dây chuyền sản xuất gạch tuynel số 3, công suất thiết kế 35 triệu viên/năm, ứng dụng công nghệ lò nung sấy tuynel trần phẳng với những cải tiến mới nhất vào hoạt động. Tất cả các công đoạn đều được thực hiện tự động theo những thông số đã được cài đặt trước.

Do vậy, sản phẩm xuất xưởng của nhà máy, từ mẫu mã đến chất lượng, đều đồng bộ theo một tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt. So với công nghệ sản xuất cũ, công nghệ lò nung sấy tuynel trần phẳng có nhiều ưu điểm vượt trội hơn trong sản xuất, như: Giảm thiểu bụi, khói do nhiệt khí thải được tận dụng để nung sấy khô sản phẩm, tiết kiệm nhiên liệu khoảng 30% so với công nghệ cũ. Sản phẩm bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe, khả năng chịu mặn tốt và đã được người tiêu dùng đón nhận ngay khi tham gia thị trường.

Trước tình hình nguồn cung của một số ngành vật liệu xây dựng đã dư thừa, cạnh tranh khốc liệt về thị trường tiêu thụ, tỉnh cần xem xét, chấp thuận quy hoạch một cách hợp lý về quy mô, công suất, khoảng cách của các nhà máy. Bên cạnh đó, chú trọng tới yếu tố công nghệ. Thực tế, nhiều đơn vị năng lực tài chính còn hạn chế, đầu tư công nghệ lạc hậu hoặc cầm chừng, mức độ tự động hóa thấp khiến chi phí sản xuất tăng cao, sản phẩm không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Điển hình như tại Công ty CP Gạch ngói và Thương mại Hà Bắc - Chi nhánh huyện Hà Trung, doanh nghiệp đưa ra thị trường khoảng 25 triệu viên gạch tuynel/năm. Tuy sản xuất bảo đảm và vượt mức kế hoạch đề ra, song hiệu quả kinh tế vẫn không cao do doanh nghiệp chưa đủ chi phí đầu tư sử dụng hệ thống sản xuất tự động hóa, dẫn đến giá thành sản phẩm cao.

Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp sớm tiếp cận được tín dụng với lãi suất ưu đãi. Các sở, ngành có liên quan của tỉnh cũng cần tăng cường công tác kiểm soát chặt chẽ hàng nhập lậu và có giải pháp kích cầu thị trường vật liệu xây dựng trong nước, trong tỉnh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cần chủ động khai thác thế mạnh, nỗ lực khắc phục khó khăn, thay đổi chiến lược sản xuất, kinh doanh, sử dụng công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng và công nghệ xây dựng mới, tích cực khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm để phát triển bền vững.

ximang.vn (TH/ Báo Thanh Hóa)

 

Các tin khác:

Xi măng Cẩm Phả - Thương hiệu xi măng uy tín tại khu vực phía Nam ()

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng chủ động tiếp cận công nghệ mới ()

Vinacomin cải tiến thiết bị nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất xi măng ()

Thái Nguyên: Chung tay hỗ trợ các doanh nghiệp vật liệu xây dựng ()

Thái Nguyên: Doanh nghiệp vật liệu xây dựng loay hoay duy trì sản xuất ()

Kinh nghiệm áp dụng hệ thống quản lý tích hợp của Vicem Hà Tiên ()

Xi măng Long Sơn tăng cường năng lực sản xuất nhờ công nghệ hiện đại từ châu Âu ()

Vicem Hoàng Thạch: Tiêu thụ xi măng tăng cao ()

Vicem Hải Phòng thực hiện tốt lời Bác dạy, phát huy truyền thống xây dựng doanh nghiệp vững mạnh ()

Năm 2019: Xi măng Tân Quang quyết tâm đạt lợi nhuận 25 tỷ đồng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?