Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Lạng Sơn: Gỡ khó cho doanh nghiệp xây dựng trong bối cảnh giá vật liệu tăng cao

27/07/2022 10:41:21 AM

Trong 6 tháng đầu năm 2022, giá xăng, dầu và giá các loại vật liệu xây dựng tăng cao đã và đang tạo áp lực lớn đối với các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.


So sánh giá vật liệu xây dựng do Sở Xây dựng công bố tại thời điểm tháng 6/2022 với đơn giá năm 2021 thì hầu hết các loại vật liệu xây dựng đều tăng ở mức cao. Điển hình như: sắt thép tăng từ 10 – 15%; xi măng tăng khoảng 100.000 đồng/tấn tùy vào từng thương hiệu; gạch xây dựng tăng khoảng 10%… Giá vật liệu tăng, chênh lệch lớn so với thời điểm ký kết thực hiện dự án đã khiến cho các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn rơi vào tình trạng thi công cầm chừng, thậm chí dừng thi công để đợi giá vật liệu giảm.

Ông Lô Thời Nhuận, Giám đốc Công ty TNHH Thành Đô Lạng Sơn (trụ sở tại huyện Chi Lăng) cho biết, từ cuối năm 2021 đến nay, giá các mặt hàng vật liệu liên tiếp tăng, thậm chí có thời điểm mức tăng được tính theo ngày đã khiến chi phí thi công công trình đầu tư công bị đội giá lên đến 20 - 30%. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như chúng tôi, với mức tăng giá vật liệu như vậy nguy cơ lỗ rất cao.

Tương tự, ông Hà Xuân Thắm, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hà Thắm (có trụ sở tại thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc) cho biết, đơn vị chủ yếu tham gia đấu thầu các công trình nhóm C tại một số huyện nhưng từ đầu năm 2022 đến nay, giá vật liệu tăng khiến công ty gặp không ít khó khăn. Cụ thể nếu như trước đây, các doanh nghiệp cung cấp vật liệu có thể cho nhà thầu nợ ngắn hạn khoảng 300 triệu đồng tiền vật liệu cho một công trình thì nay họ chỉ cho nợ khoảng 100 triệu đồng. Trong khi đó, so với đầu năm 2021, giá các loại vật liệu thiết yếu đều tăng như: giá cát vàng tăng 200.000 đồng/m³; giá đá loại 1 cm x 2 cm tại mỏ là 120.000 đồng/m³ và cước vận chuyển là 100.000 đồng/m³ từ mỏ vào đến chân công trình trong phạm vi dưới 25 km thì nay tăng đến 140.000 đồng/m³ và cước vận chuyển là 220.000 đồng/m³.

Khảo sát tại Công ty TNHH MTV Sản xuất thương mại dịch vụ Giang Sơn (hoạt động trong khai thác, kinh doanh đá xây dựng tại huyện Cao Lộc), đây là đơn vị chịu nhiều ảnh hưởng của biến động giá xăng, dầu tăng khiến chi phí khai thác, vận chuyển của công ty buộc phải điều chỉnh tăng theo thị trường.

Ông Hoàng Văn Hưng, Phó Giám đốc công ty cho biết, giá xăng, dầu, các vật tư hỗ trợ khai thác như vật liệu nổ, nhân công đều tăng đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Do đó, công ty phải liên tục thực hiện điều chỉnh các phương án hoạt động, kinh doanh. Hiện nay, chi phí sản xuất đối với 1 m3 đá và chi phí vận chuyển đều phải điều chỉnh tăng từ 20 đến 80% tuỳ theo độ dài vận chuyển của các đơn vị đặt hàng. Điều này gây ảnh hưởng đến doanh số kinh doanh.

Trên đây chỉ là 3 trong số nhiều doanh nghiệp xây dựng gặp khó khăn trước “bão” giá vật liệu. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 150 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Trong đó, có khoảng 80 doanh nghiệp có hoạt động xây lắp, tạo việc làm cho khoảng 8.000 lao động. Trước việc giá vật liệu tăng, nhiều doanh nghiệp đã và đang phải chủ động một số giải pháp về nhân lực, vật lực nhằm đảm bảo tiến độ thi công các công trình. Đồng thời, đề xuất với các chủ đầu tư sẵn sàng giải ngân vốn những khối lượng đơn vị đã hoàn thành, tạo động lực cho đơn vị tiếp tục thi công.

Ông Phạm Văn Đương, Chi hội trưởng Chi hội Doanh nghiệp xây dựng thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cho biết: Để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, chúng tôi đã tổng hợp các kiến nghị của doanh nghiệp thành viên để báo cáo UBND tỉnh quan tâm xem xét và có những quyết sách tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời.

Theo đó, các doanh nghiệp kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tổng mức đầu tư công trình đối với công trình có vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Đối với các công trình do doanh nghiệp tư nhân đầu tư, chủ đầu tư nên xem xét chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhà thầu tạm ứng tiền hợp đồng ở mức tối đa để nhà thầu mua dự trữ các loại vật tư, vật liệu đối với các hợp đồng mới. Đồng thời, các cấp, ngành có thẩm quyền cần sớm có các cơ chế ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp.

Các huyện, thành phố cũng đã có một số giải pháp chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp xây dựng. Đơn cử như tại huyện Lộc Bình, ông Hoàng Văn Tuấn, Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư xây dựng huyện cho biết: Chúng tôi đã và đang tập trung hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ thủ tục nhằm đẩy nhanh giải ngân vốn hoặc quyết toán đối với các hạng mục công trình đã hoàn thành cho nhà thầu thi công. Từ đó, các doanh nghiệp có thêm nguồn lực để quay vòng vốn thực hiện dự án. Bên cạnh đó, ban tham mưu UBND huyện tập trung đẩy nhanh giải phóng mặt bằng để tạo thuận lợi cho nhà thầu trong thi công, rút ngắn tiến độ, góp phần giảm chi phí phát sinh.

Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công ngày càng khó khăn, trong khi mục tiêu đầu tư hạ tầng thiết yếu trên địa bàn tỉnh là rất lớn, các doanh nghiệp xây lắp cũng cần có giải pháp cụ thể như: tập trung nguồn lực, máy móc thiết bị thi công rút ngắn thời gian hoàn thành các công trình. Ngoài ra, các chủ đầu tư cũng nên phối hợp với nhà thầu hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu và bố trí đủ vốn theo quy định để giải ngân kịp thời theo tiến độ, có như vậy mới mong tháo gỡ một phần khó khăn cho các doanh nghiệp xây lắp trước biến động giá cả vật tư vật liệu ngày càng tăng cao.

ximang.vn (TH/ Báo Lạng Sơn)

 

Các tin khác:

Quý II: Vicem Hà Tiên lãi sau thuế gần 136 tỷ đồng ()

Quý 2: Công ty CP Vicem Bao bì Bút Sơn ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 3,6 tỷ đồng ()

Hà Nam: Giá vật liệu xây dựng tăng cao, nhiều doanh nghiệp xây dựng gặp khó ()

Công ty CP Xi măng Đồng Lâm tập trung gắn kết, san sẻ với người lao động ()

Thanh Hóa: Nhà thầu gặp khó do giá vật liệu xây dựng tăng mạnh ()

Quảng Ninh: Doanh nghiệp xi măng nỗ lực phục hồi sản xuất, kinh doanh ()

Doanh nghiệp gốm sứ xây dựng lâm vào thế khó ()

Hải Dương: Doanh nghiệp sản xuất VLXD khó khăn vì giá nguyên liệu, nhiên liệu tăng ()

Vicem Hoàng Thạch đổi mới công nghệ đem lại hiệu quả trong sản xuất ()

Thái Nguyên: Doanh nghiệp xi măng đối mặt với áp lực tăng giá ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?