Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bài học kinh nghiệm

Nhiều doanh nghiệp IPO không hiệu quả

07/03/2014 5:17:38 PM

Vấn đề thiệt hơn trong các đợt IPO của DNNN sẽ không quan trọng bằng cách thay đổi thực sự mô hình quản trị doanh nghiệp và có những lộ trình cụ thể sau khi IPO.

Chỉ tính riêng quí 1 năm nay, tạm tính số doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lớn sẽ bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) đã hơn con số 12 DNNN cổ phần hóa được trong cả năm 2012. Việc “tung” cổ phần ồ ạt có tác động đến thị trường không và hệ quả của nó là gì?

Hai phiên đấu giá cho đợt IPO của Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) và Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng đều ế ẩm. Viglacera bán được 25,3% số cổ phần chào bán. Bạch Đằng chỉ bán được 12,56%. Hoạt động trong hai ngành nghề kinh doanh là sản xuất vật liệu xây dựng và thầu xây lắp như hai tổng công ty nói trên, việc “ tung” cổ phần ra thị trường vào thời điểm này có kết quả không khả quan là điều có thể tính trước. Bởi lẽ, với nguồn cung hàng hóa dồi dào là cổ phiếu các doanh nghiệp cùng ngành nghề, làm ăn hiệu quả hiện đang giao dịch với các mức giá hấp dẫn trên thị trường chứng khoán thì các nhà đầu tư ít khi ngoái lại ngó cổ phần của các DNNN loại trên.



Biết là thế nhưng sức ép cổ phần hóa (CPH) 216 DNNN/năm (trong hai năm 2014-2015) khiến các DNNN không còn đường lùi. Hàng loạt tổng công ty lớn ở rất nhiều ngành nghề đã và đang phải công bố kế hoạch CPH. Cuối tuần trước, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) đã tổ chức phiên giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phiếu này, dự kiến IPO luôn trong tháng 3. Và sắp tới là 10 doanh nghiệp lớn trực thuộc sự quản lý của Bộ Giao thông Vận tải... Từ nay đến cuối năm, thị trường sẽ liên tục chứng kiến các phiên đấu giá, hoặc thành công hoặc thành công ở mức thấp của DNNN.

Thực ra việc tung đồng loạt và dồn dập một lượng cổ phiếu lớn ra thị trường trong một thời điểm không mấy thuận lợi cũng không đáng ngại bởi mục đích lớn nhất của CPH là chuyển đổi mô hình hoạt động của DNNN sang mô hình công ty cổ phần, tạo ra sự thay đổi lớn về cách thức quản trị doanh nghiệp, tạo tiền lệ cho các bước chuyển đổi tiếp theo. Trước mắt, tiến trình CPH và IPO của DNNN diễn ra trên thị trường sơ cấp, không ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán. Nếu diễn biến thuận lợi, nó chỉ có thể làm tăng nguồn cung cho thị trường chứng khoán những năm sau này. Còn hiện nay, tính “qua lại” giữa các đợt IPO và thị trường chứng khoán hầu như rất ít.

Song xét về cơ hội trên thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A), chắc chắn sẽ có những thay đổi không mang tính hình thức. Ai sẽ mua cổ phần của DNNN và mua với mục đích gì? Bởi trong số này có các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, bết bát nhiều năm như các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản hay nhiều doanh nghiệp vốn đã không hấp dẫn nhưng tỷ lệ cổ phiếu bán ra chỉ là “cho có” và Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối?

Một lãnh đạo doanh nghiệp là “thợ săn” trên thị trường M&A phân tích rằng, DNNN tuy làm ăn thua lỗ nhưng có một số lợi thế nhất định, vẫn có thể bán được cổ phiếu. Mối quan tâm đến CPH DNNN nhiều năm nay vẫn chưa thay đổi: giá trị đất đai mà DNNN đang quản lý, sử dụng. Sau mới đến các giá trị khác.

Có ý kiến cho rằng, việc ra đời Nghị định 198/CP (vào tháng 11-2013), có hiệu lực từ ngày 15-1-2014 về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần sẽ hạn chế các cuộc “thôn tính” DNNN qua CPH. Bởi Nghị định 198 chỉ cho phép xác định giá trị doanh nghiệp khi CPH (tính cả giá trị quyền sử dụng đất) sau khi doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất theo sát giá thị trường tại thời điểm giao đất nếu trước đó đã nộp thì phải nộp thêm tiền chênh lệch giữa giá trị tại thời điểm nộp và giá trị đất tại thời điểm CPH. Bằng không, doanh nghiệp phải nộp tiền thuê đất.

Nói khác đi, giá trị DNNN khi CPH sau thời điểm 15-1 năm nay sẽ không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất bởi nếu muốn bao gồm cả quyền này thì DNNN sẽ phải đóng một khoản tiền lớn vào ngân sách. Trường hợp không đóng, không được tính vào giá trị doanh nghiệp thì giá trị cổ phiếu sẽ giảm mức hấp dẫn rất nhiều.

Nhưng trước mắt, nghị định này vẫn chưa có giá trị đối với doanh nghiệp sắp CHP trong quí 1 năm nay. Bởi hàng loạt tổng công ty lớn, đang nắm giữ nhiều tài sản nhà nước có giá trị đã hoàn tất việc CPH hoặc đang thực hiện CPH (đã xác định xong và được cơ quan quản lý công nhận giá trị doanh nghiệp) thì vẫn được giao đất, thuê đất và tính giá trị quyền sử dụng đất theo quy định cũ, tức là giá trị đất đai được tính vào giá trị doanh nghiệp mà không phải nộp tiền hoặc nộp ở mức thấp.

Như Hancorp công bố phương án IPO theo quy định của Nghị định 59. Và doanh nghiệp này tự tin về mức độ hấp dẫn của cổ phiếu khi đang quản lý tổng diện tích đất hơn 2,1 triệu mét vuông, trong đó, phần diện tích đất thuộc quyền khai thác, quản lý và sử dụng còn lại của tổng công ty sau CPH là 1,09 triệu mét vuông, trong đó 44% diện tích đất được giao không thu tiền sử dụng đất, ở nhiều vị trí khá đắc địa tại thủ đô.

Cũng có nhiều người đặt câu hỏi: nhiều tổng công ty xây dựng công trình giao thông (CIENCO) thuộc Bộ Giao thông Vận tải làm ăn thua lỗ nhiều, nợ/vốn chủ sở hữu hơn chục lần, vậy tại sao khi bán ra hơn 50% cổ phần Nhà nước nắm giữ, với giá trị cổ phần bán ra vài trăm tỉ đồng/doanh nghiệp vẫn tìm được đối tác chiến lược? Một số đối tác chiến lược còn mua trên 20% số cổ phần, trong khi tính toán các giá trị, lợi thế doanh nghiệp không đến mức đáng kể.

Một chuyên gia về CPH lưu ý rằng: không phải cổ đông chiến lược nào đăng ký mua cổ phần cũng sẽ chi tiền thật để doanh nghiệp thu về giá trị thặng dư vốn. Một số cổ đông chiến lược là ngân hàng nay đã đăng ký mua cổ phần của một số doanh nghiệp ngành giao thông song rất có thể chỉ đăng ký mà không đấu giá. Sau phiên đấu giá mới mua cổ phần bằng giá bình quân bán ra nhưng thực chất đây là cách mà các chủ nợ giải quyết bài toán nợ xấu cho doanh nghiệp thông qua hình thức trở thành cổ đông chiến lược sau CPH doanh nghiệp.

Bài toán CPH luôn có nhiều lời giải và không thể đòi hỏi những giải pháp hoàn hảo. Hiện nay, vấn đề thiệt hơn trong các đợt IPO của DNNN sẽ không quan trọng bằng cách thay đổi thực sự mô hình quản trị doanh nghiệp và có những lộ trình cụ thể sau khi IPO.

SJ (TH/ TBKTSG)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?