Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bài học kinh nghiệm

Lối thoát cho doanh nghiệp xi măng

27/02/2014 2:15:52 PM

Xi măng sản xuất ra không bán hết, tiêu thụ nội địa trầm lắng, xuất khẩu chỉ mang tính chất cầm chừng. Đó là tình trạng chung của các nhà máy xi măng Việt Nam, sau vài năm hoạt động không hiệu quả đã rơi vào tình trạng nợ nần.

>>> Quy hoạch xi măng dễ dãi, gây thất thoát tài nguyên
>>> Thực hiện tốt Quy hoạch xi măng: Không lo dư thừa

Một trong những giải thoát lúc này là phải bán nhà máy cho đối tác khác có tiền để vận hành trở lại. Tuy nhiên bán như thế nào, bán cho ai đang là vấn đề cần các nhà quản lý lưu tâm, nhất là khi lĩnh vực sản xuất xi măng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động khai thác tài nguyên của Việt Nam.             

Tổng mức đầu tư 6.000 tỷ đồng, nhưng Xi măng Cẩm Phả chỉ có 10% vốn tự có, 90% còn lại là đi vay. Đó là lý do trong ba năm đi vào hoạt động, nhà máy này đã liên tục báo lỗ lũy kế lên tới 1.800 tỷ đồng. Năm 2012, cổ đông lớn Vinaconex nắm giữ 99,63% vốn đã phải ra tay trả nợ thay cho Xi măng Cẩm Phả gần 2.400 tỷ đồng, khiến Vinaconex lâm vào khó khăn, không còn sức để tiếp tục trả nợ, chỉ còn một cách duy nhất là bán lại cho Viettel - một đối tác trong nước để thoát khỏi nợ nần.


Theo quy định hiện hành, việc liên doanh với các đối tác nước ngoài trong sản xuất xi măng là không được phép, nên việc tìm được các tổ chức trong nước mua lại những “khối u” nợ nần khổng lồ mỗi ngày một phình to không phải là chuyện dễ dàng. Đại diện Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh cho biết, một số nhà máy xi măng trong tình trạng tương tự như Xi măng Cẩm Phả cũng đã từng cầu cứu Tổng công ty Xi măng Việt Nam mua lại, nhưng đơn vị này cũng đành buông tay.

Bán các nhà máy xi măng thua lỗ cho đối tác nước ngoài có vẻ như là lối thoát duy nhất khi mà doanh nghiệp trong nước không kham nổi, bởi phải có tiền thì cơ hội hồi sinh cho các nhà máy xi măng mới có thể diễn ra. Tuy nhiên nếu xác định đây là xu thế, thì các nhà quản lý của Việt Nam cần phải tính đến những quy định chặt chẽ trong việc quản lý. Làm sao để có thể quản lý tốt nhất việc khai thác tài nguyên của Việt Nam, tránh tình trạng các mỏ đá vôi bị khai thác một cách vô tội vạ, tài nguyên được xuất khẩu rẻ mạt ra nước ngoài, không tạo ra được giá trị kinh tế cho đất nước.

SJ (TH/ VTV)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?