Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bài học kinh nghiệm

Dây chuyền 208 tỷ biến thành phế liệu?

07/05/2011 11:12:55 AM

Dây chuyền sản xuất phân lân nung chảy khi chạy thử chỉ đạt 65% công suất thiết kế, hơn thế còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Làm thế nào để khắc phục? Đến thời điểm này, các nhà thầu vẫn loay hoay như “gà mắc tóc”, trong khi đó, Công ty CP Thiết kế công nghiệp hóa chất chịu trách nhiệm tư vấn, thiết kế, giám sát... thì vẫn đang trong tình trạng bó tay. Câu hỏi trên đang ám ảnh gần 3.000 người lao động, nhất là Hội đồng quản trị Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao...

Ô nhiễm môi trường gây ra từ dây chuyền là không thể khắc phục!


Đây là dây chuyền được đầu tư hoàn toàn bằng vốn Nhà nước theo một dự án được Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam phê duyệt cuối 2008 và khởi động vào đầu 2009 với 11 gói thầu trong đó có 10 gói thầu xây lắp và 1 gói thầu giám sát. Tháng 4/2010, việc lắp đặt dây chuyền đã hoàn thành và tiến hành chạy thử nghiệm. Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao với cương vị là bên C đang chờ đợi công trình phân lân nung chảy được Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam (bên A) ký kết với bên B (gồm 11 nhà thầu) để nghiệm thu, đưa vào sử dụng.

Trao đổi với phóng viên vào sáng 29/4/2011, kỹ sư Trần Ngọc Bách, Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật của cho hay: Mặt hàng phân lân nung chảy đang được thị trường trong nước ưa chuộng. Việc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam đầu tư dây chuyền 300.000 tấn/năm là đúng hướng. Tháng 4/2010 đã hoàn thành việc lắp đặt và chạy thử nghiệm nhưng đành phải dừng lại vì chỉ đạt 65% công suất thiết kế, còn ô nhiễm môi trường thì lại tăng khủng khiếp. Cụ thể, khi dây chuyền này khởi động, khí thải CO lên đến 1.000mg/m3, vượt chỉ tiêu cho phép tới 15 lần; khí HS lên tới 300mg/m3, vượt 6 lần chỉ tiêu cho phép; khí H2S lên tới 7,5mg/m3, vượt gấp 2 lần mức cho phép. Việc hiệu chỉnh nếu kéo dài sẽ gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến uy tín của Công ty.


Ông Trần Ngọc Bách

“Công suất thì còn có thể khắc phục được, nhưng ô nhiễm môi trường thì không thể!” - Phó Tổng Giám đốc Trần Ngọc Bách kết luận.

Lời giải từ Công ty CP Thiết kế công nghiệp hóa chất?

Thực tế đáng buồn trên chính là lý do buộc Hội đồng quản trị Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao phải ra quyết định tạm dừng việc chạy thử nghiệm và yêu cầu các nhà thầu, đặc biệt là Công ty CP Thiết kế công nghiệp hóa chất chịu trách nhiệm thiết kế, tư vấn, giám sát công trình, tìm ra lời giải cho bài toán: Phải cho 3 lò nung chạy cùng một lúc liên tục trong 72h và phải đạt các thông số về chất lượng, năng suất, môi trường như dự án đề ra.

Đến thời điểm hiện tại, Công ty CP Thiết kế công nghiệp hóa chất vẫn chưa đưa ra được lời giải, trong khi đó, Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao vẫn tiếp tục ứng vốn để đầu tư thêm một số thiết bị theo yêu cầu. Phó Tổng Giám đốc Trần Ngọc Bách còn cho hay: Khi họp HĐQT, ông đã yêu cầu phía Công ty CP Thiết kế công nghiệp hóa chất lựa chọn một trong hai cách: Hoặc là Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao tiếp tục bỏ vốn đầu tư còn Công ty CP Thiết kế công nghiệp hóa chất phải cam kết đạt các tiêu chuẩn về năng suất, chất lượng và khí thải không gây ô nhiễm; hoặc phía Công ty CP Thiết kế công nghiệp hóa chất bỏ vốn đầu tư và bàn giao cho Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao sau khi được nghiệm thu.

Theo ông Trần Ngọc Bách, phải đặt vấn đề như vậy vì Công ty CP Thiết kế công nghiệp hóa chất là đơn vị duy nhất trong nước được Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam tin tưởng giao nhiệm vụ tư vấn, thiết kế, giám sát việc lắp đặt các dây chuyền hóa chất cho các đơn vị trong ngành. Tuy nhiên, năng lực của công ty này lại “có vấn đề” khi chỉ dựa vào các thiết kế cũ của Trung Quốc.

Hiện trong nước có 2 dây chuyền sản xuất phân lân nung chảy ở Văn Điển và Ninh Bình, nhưng Công ty CP Thiết kế công nghiệp hóa chất vẫn chưa tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia từ 2 đơn vị này. Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, ông Trần Ngọc Bách không tin phía Công ty CP Thiết kế công nghiệp hóa chất có thể tìm được lời giải để khắc phục khuyết tật của dây chuyền.

Nếu không khắc phục được, đương nhiên không ai dám cho phép dây chuyền 208 tỉ đồng này đi vào hoạt động. Như thế, dây chuyền tiền tỉ này của Nhà nước sẽ biến thành... phế liệu!


Phần thiết bị chính dây chuyền sản xuất phân lân nung chảy đã lắp đặt xong

Trách nhiệm các bên?

Sự việc sẽ đi tới đâu khi Công ty CP Thiết kế công nghiệp hóa chất không tìm ra cách khắc phục? Không lẽ Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao sẽ đưa các nhà thầu ra tòa để bồi thường thiệt hại khi mà 10 nhà thầu làm theo thiết kế, tư vấn, giám sát của một công ty thiếu năng lực chuyên môn?

Ông Nguyễn Duy Khuyến - người mới được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao từ ngày 1/1/2011 - cho biết: Hiện Tổng Công ty đang yêu cầu các nhà thầu khắc phục để sớm đưa dây chuyền này vào sản xuất. Đồng thời, một hợp đồng vừa được ký với một công ty tư vấn pháp luật để làm rõ những gian dối (nếu có) trong quá trình đầu tư dây chuyền sản xuất phân lân nung chảy này. Trách nhiệm của những cá nhân trong quá trình đầu tư sẽ được làm rõ để buộc phải bồi thường cho ngân sách Nhà nước.    

Như vậy sẽ phải làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, của các nhà thầu và của Công ty CP Thiết kế công nghiệp hóa chất. Trúng thầu tư vấn giám sát với trị giá 5 tỷ đồng, đương nhiên Công ty CP Thiết kế công nghiệp hóa chất sẽ phải gánh chịu trách nhiệm trong khâu tư vấn giám sát. Còn nếu có chuyện thông đồng với nhà thầu, bỏ qua những sai phạm về mua sắm, lắp đặt thiết bị dây chuyền không đồng bộ, không đúng qui trình... thì sự việc sẽ không chỉ dừng lại ở vấn đề kinh tế; bởi đã có dấu hiệu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong vụ việc này.


PA_Nguồn vov

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?