Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Diễn đàn Xây dựng

Tương lai của xuất khẩu xi măng?

10/12/2014 11:05:10 AM

Không thể phủ nhận vai trò bình ổn thị trường tiêu thụ và giải quyết tồn kho của việc xuất khẩu xi măng. Nhưng xét về lâu dài xuất khẩu xi măng lại tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho tài nguyên, môi trường. Xuất khẩu thế nào cho đúng, vừa đảm bảo tiêu thụ vừa không bán rẻ tài nguyên đang là bài toán đặt ra cho ngành xi măng trong thời gian tới.

Tính đến hết tháng 11, toàn ngành xi măng xuất khẩu được 18,8 triệu tấn xi măng và clinker, thu được 850 triệu USD, hoàn thành được 80% kế hoạch đề ra. Dự báo nếu tình hình xuất khẩu tiếp tục khả  quan, năm 2014 toàn ngành sẽ xuất khẩu đạt 20 – 21 triệu tấn, xấp xỉ 1 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2013.

Theo ông Nguyễn Thế Lập, Trưởng phòng Truyền thông Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) cho biết, tổng công suất thiết kế toàn ngành là 75 triệu tấn/năm, trong đó tiêu thụ xi măng nội địa đạt khoảng 50 triệu tấn. Hiện nay các doanh nghiệp xi măng trong nước đang tích cực đẩy mạnh xuất khẩu nhằm bình ổn thị trường tiêu thụ, giải quyết vấn đề tồn kho, đem lại khoản lãi không nhiều, nhưng đầy hi vọng cho ngành xi măng.


Xuất khẩu xi măng về lâu dài không đem lại lợi ích cho tài nguyên môi trường.

Từ năm 2010, giải quyết bài toán khủng hoảng thừa, ngành xi măng đã mở ra lối thoát hiểm bằng con đường xuất khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng. Trong suốt 4 năm trở lại đây, ngành xi măng tự nhận,  tìm cách tự tồn tại bằng cách đứng trên hai chân. Một chân tiêu thụ nội địa, một chân xuất khẩu.

Hiện nay, Quy hoạch ngành xi măng đã được rà soát, hạn chế các dây chuyền công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu. Nhưng thực tế đang chứng minh, tiêu thụ toàn ngành đang phụ thuộc khá nhiều khi xuất khẩu xi măng chiếm tới 25% sản lượng tiêu thụ.

Xét cho cùng về lâu về dài đây cũng chỉ là giải pháp tình thế nhằm bình ổn thị trường, giải quyết bài toán tiêu thụ cho ngành xi măng. Phá núi đá vôi để làm xi măng (trong đó lượng xuất khẩu lớn) tức là bán đi tài nguyên, cùng đó là để lại những hậu quả về môi trường.

Đến thời điểm này, Việt Nam trở thành nước đứng đầu trong khối ASEAN về năng lực sản xuất xi măng. Hiện trạng và tương lai dư thừa của ngành cho thấy đã đến lúc phải hạn chế khai thác núi đá vôi và phải dừng các ưu đãi, trong đó có việc các doanh nghiệp xi măng được ưu ái xuất khẩu mà không chịu thuế. Bên cạnh đó còn là những hỗ trợ nhất định trong chi phí về giá điện, thuế môi trường…

Quỳnh Trang (TH)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?