Về vấn đề này, theo GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Viện Kỹ thuật Nước và Công nghệ Môi trường: Có ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn đến vỡ đường ống dẫn nước sông Đà do nền đất yếu thì theo tôi là chưa đủ thuyết phục.
Ở góc độ chuyên môn, với kinh nghiệm của mình, GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Viện Kỹ thuật Nước và Công nghệ Môi trường cho biết: Tôi có nghe đại diện Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng nói về tổng chiều dài đường ống nước sông Đà là 47,5km, trong đó tổng chiều dài các vị trí nền đất yếu là 5,4km nhưng chưa xảy ra hiện tượng vỡ ống. Chứng tỏ, có ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn đến vỡ đường ống dẫn nước sông Đà do nền đất yếu thì theo tôi là chưa đủ thuyết phục.
Tôi cho rằng đây là vấn đề hệ trọng, vì vậy phải hết sức kỹ càng trong quá trình đánh giá nguyên nhân. Để tìm được nguyên nhân chính xác là một vấn đề khó khăn, nhất là có nhiều yếu tố tác động đến thiết kế, thi công và vận hành công trình.
Cũng xin nói thêm, các yếu tố gây vỡ ống rất nhiều và tôi tạm xếp ra 2 yếu tố cơ bản là nguyên nhân chủ quan (con người) và khách quan (lẽ đương nhiên con người ở mức độ cụ thể cũng thuộc nhân tố khách quan).
Tôi đặt ra câu hỏi: Liệu trong quá trình sản xuất ống composite bằng lõi sợi thủy tinh, có thể sẽ có quy trình sản xuất rất đúng, đầy đủ, tuy nhiên, khó có thể khẳng định là sản xuất sẽ không có khuyết tật đối với sản phẩm? Vấn đề khác nữa là trình độ tay nghề lao động sản xuất? quy trình giám sát, kiểm soát chất lượng như thế nào?
Khu vực xảy ra vỡ đường ống dẫn nước sạch sông Đà về Hà Nội.Bên cạnh đó, trong quá trình thi công, việc kiểm soát được chủ đầu tư tổ chức như thế nào? Có theo dõi độ ổn định, độ lún và có điểm quan trắc hay không? Quá trình vận chuyển, việc bảo vệ ống dọc theo tuyến như thế nào? Đấy là chưa nói,
vật liệu composite giòn hơn so với các loại ống nhựa, ống gang,
ống thép hay là ống
bê tông cốt thép…
Tôi cũng băn khoăn về vấn đề bảo quản, nghiên cứu các ống bị vỡ trước đó để lấy tài liệu, xác định nguyên nhân?
Với bản thân ống sợi thủy tinh cũng có một số ý kiến cho rằng nó sẽ tác động đến nước cung cấp. Nhưng theo thông tin tôi có được từ Công ty
sản xuất vật liệu này, thì họ giải thích rằng nước là thực phẩm và đường ống phải đảm bảo tốt cho chất lượng nước do đó đã có lớp lót an toàn thực phẩm. Chính vì thế, không chắc để khẳng định đường ống dẫn nước bằng
vật liệu Composite sợi thủy tinh là ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Hay là vấn đề về chiều dày của đường ống cũng sẽ gây vỡ? Nếu ống to mà đầy nước bên trong thì chưa chắc đã vỡ vì vậy phải xem xét khả năng chịu lực của ống như thế nào? Việt Nam cũng đã có quy định cụ thể về ngưỡng chịu áp lực cho phép đối với từng loại ống. Vì vậy, các đơn vị liên quan phải chỉ định tư vấn độc lập, Vinaconex cung cấp thông tin để tìm rõ nguyên nhân để sát với thực tế đã diễn ra.
GS.TS Nhuệ cho biết thêm: Trên thế giới, đường ống dẫn nước sử dụng phổ biến là ống gang dẻo, ống
bê tông cốt thép dự ứng lực. Ở Việt Nam, tại TP HCM cũng dùng ống bê tông cốt thép dự ứng lực để dẫn nước có áp. Những nơi khác do giá rẻ, nhiều tỉnh như Phú Thọ, Sơn La… có sử dụng đường ống sợi thủy tinh cho tiết kiệm. Nhưng nếu phân tích, đánh giá toàn diện các mặt thì đường ống sợi thủy tinh cũng chưa chắc là rẻ!
Quỳnh Trang (TH/ Báo Xây dựng)