Công nghệ xây dựng mới sử dụng robot in 3D kết hợp với vật liệu đất sét
» Nhóm nghiên cứu tại Viện Kỹ thuật liên bang Thuỵ Sĩ đã phát triển một robot có khả năng in 3D một bức tường bằng phương pháp được gọi là "in tác động", một kỹ thuật in 3D đặc biệt trong đó vật liệu được phun ra với tốc độ cao để tạo thành các lớp vật liệu chồng lên nhau mà không cần khuôn đúc.
Công nghệ mới biến rác thải nhựa thành vật liệu xây dựng
» TileGreen - một doanh nghiệp mới khởi nghiệp ở Ai Cập từ khi đi vào hoạt động cho đến nay chuyên cung cấp các giải pháp chuyển đổi xanh nhằm bảo vệ môi trường, đáng chú ý là việc phát triển một công nghệ mới để biến rác thải nhựa thành vật liệu xây dựng.
Công nghệ thu gom và khử carbon cho ngành Xi măng
» Khái niệm thu gom carbon và ngăn ngừa việc phát thải nó vào khí quyển đã xuất hiện vào năm 1977. Tuy nhiên, công nghệ thu gom CO₂ đã được sử dụng từ những năm 1920, chủ yếu là để tách CO₂ có trong các bể chứa khí tự nhiên khỏi khí metan có thể sử dụng được. Vào đầu những năm 1970, CO₂ đã được thu gom tại một nhà máy xử lý khí đốt ở Texas, Mỹ, sau đó được vận chuyển đi bằng đường ống tới một mỏ dầu gần đó và được sử dụng cho thu hồi dầu tăng cường (EOR). Phương pháp này đã rất thành công, tiết kiệm được hàng triệu tấn CO₂ [1].
Ưu, nhược điểm của các công nghệ thu gom carbon trong ngành Xi măng
» Trong bài viết này, Jens Kristian Jørsboe, Jimmy Andersen, Christian Riber và Burcin Temel McKenna, Công ty Ramboll cùng bàn luận về các công nghệ thu gom carbon khác nhau và các ưu, nhược điểm của chúng.
Loesche cung cấp các giải pháp toàn diện cho nhà máy xi măng
» Bất chấp những cam kết, ngành Xi măng toàn cầu đã không giảm được nhiều lượng khí phát thải CO₂ trong những năm gần đây. Điều này cho thấy mục tiêu phát thải ròng bằng 0 là không thể đạt được bằng giải pháp viên đạn bạc (là giải pháp dễ dàng và nhanh chóng cho vấn đề nào đó). Trong bối cảnh này, Loesche giới thiệu các giải pháp xanh quan trọng (Greenkey Solutions) của mình đặt nền móng cho sản xuất xi măng bền vững.
Công nghệ Meca-clay cho phép hoạt hóa đất sét không cần nung, không phát thải
» Thyssenkrupp Polysius vừa cho ra mắt công nghệ Polysius® Meca-clay, một công nghệ cho phép hoạt hóa cơ - hóa đất sét ở quy mô công nghiệp mà không cần nung hoặc không gây phát thải quá trình.
Sử dụng công nghệ MPC để tối ưu hóa quá trình sản xuất trong nhà máy xi măng
» Trong bài viết này, Juliano de Goes Arantes, Công ty Rockwell Automation, trình bày cách thức các nhà sản xuất xi măng có thể chinh phục được các quá trình phức tạp nhất của họ bằng MPC.