Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chuyên đề xi măng

Bức tranh ngành xi măng Thế giới năm 2021 (P1)

10/03/2022 1:09:20 PM

Các nền kinh tế có thể sẽ mở cửa trở lại khi đại dịch Covid-19 suy giảm. Tuy nhiên, trong năm 2021, lĩnh vực xi măng đã phát sinh những vấn đề mới, bao gồm cả chuỗi cung ứng bị yếu đi và lạm phát tăng lên. Việc hướng tới mục tiêu net-zero (thuần bằng không) có vẻ như đang tăng lên, nhưng liệu nó có đủ tạo ra hành lang xanh không? Các xu hướng trên toàn cầu tiếp tục diễn ra, với việc Trung Quốc đang phải đối mặt với sự khủng hoảng bất động sản, Ấn Độ đang phát triển vượt bực, Mỹ cuối cùng cũng đã thông qua dự luật cơ sở hạ tầng và nhiều điều khác nữa… 


Sự kiện tổng kết nền kinh tế toàn cầu khi nền kinh tế đã cố gắng hồi phục từ đại dịch Covid-19 chính là con tàu chở hàng container Ever Given đã đi vào Kênh đào Suez hồi tháng 3/2021. Tầu đã di chuyển trong vòng 1 tuần, nhưng BBC đã lưu ý rằng có 369 tầu, trong đó một số tầu chở xi măng, đang chờ đến ngày được tự do di chuyển. Cơ quan quản lý Kênh đào Suez (SCA) đã bị tổn thất hàng triệu mỗi ngày, nền kinh tế toàn cầu bị tổn thất hàng tỷ. Quan điểm của một nhà phân tích đến từ Dewry tại Hội thảo CemTrans Ảo toàn cầu trong tháng 4/2021 đã cho rằng sự tắc nghẽn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với thị trường xuất khẩu xi măng và clinker là do ách tắc ở những nơi khác vào thời điểm đó, nhưng may mắn những ách tắc đó đã sớm được giải quyết. 

Có thể chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng sự việc này đã cho thấy một ẩn dụ trực quan về việc chuỗi cung ứng đã trở nên khó khăn như thế nào trong năm 2021. Đóng cửa đã được dỡ bỏ, nhu cầu đã hồi phục nhưng bỗng nhiên lại không có đủ tầu chở hàng. Điều này dễ dàng thấy được trong lĩnh vực xi măng biểu hiện ở việc thiếu vật liệu xây dựng và giá bán tăng lên. Nhìn chung, xi măng có thể là một sản phẩm địa phương, nhưng rất nhiều nguyên liệu đầu vào của nó lại không phải vậy. Biểu hiện lớn nhất của điều này trong nửa cuối năm 2021 chính là sự khủng hoảng về năng lượng. Giá gas đã tăng đến mức cao kỷ lục và điều này đã buộc các nhà sản xuất điện phải chuyển sang dùng than ở Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Điều này lại gây áp lực lên những người sử dụng công nghiệp. Giá điện và giá than đều đã tăng lên và một số chính phủ đã bảo vệ người sử dụng trong nước. Ở Châu Âu, áp lực giá bán đã dẫn đến sự sụt giảm sản lượng sản xuất amoniac và phân bón. Cắt điện đã được ghi nhận ở Trung Quốc và Ấn Độ. Minh chứng cho tính chất liên kết của tình hình là điều này đã ảnh hưởng tới sản xuất thêm các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất xi măng, như gạch chịu lửa.

Ở Trung Quốc, rất nhiều yếu tố đã hội tụ lại tạo ra một cuộc khủng hoảng. Các yếu tố đó bao gồm việc đóng cửa các mỏ than do các vấn đề về môi trường và an toàn, các biện pháp chống tham nhũng và thậm chí việc đóng cửa các mỏ khai thác để đảm bảo bầu trời trong sạch hơn cho các sự kiện quốc gia như Lễ Kỷ niệm 100 năm Đảng Cộng sản. Sự gián đoạn các nguồn nhập khẩu như lệnh cấm nhập khẩu đối với than của Úc do các vấn đề về chính trị, lũ lụt ở Indonesia và sự bùng phát Covid-19 mới đây ở Mông Cổ không thể chống đỡ được. Tương lai than nhiệt trên Sàn Giao dịch Zhengzhou (Trịnh Châu) đã đạt mức cao 263USD/t vào ngày 15/10/2021 đánh dấu mức tăng 34% trong tuần và đạt mức tăng trưởng tuần cao nhất kể từ khi giao dịch kinh doanh bắt đầu vào năm 2013. Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự kiến nhu cầu than ở Trung Quốc đã tăng lên hơn 10%/năm trong 6 tháng đầu năm 2021, nhưng sản xuất than chỉ tăng hơn 5%. Các hộ sử dụng công nghiệp đã phải chịu thiệt hại do các nguồn cung cấp năng lượng bị hạn chế và các nhà sản xuất buộc phải giảm bớt sản lượng của họ. Vào tháng 9/2021, sản lượng xi măng đã giảm đi 12%/năm xuống còn 205 triệu tấn so với 233 triệu tấn trong tháng 9/2020. Đây là mức sản lượng tháng thấp nhất trong tháng 9 kể từ năm 2011. Hiệp hội Xi măng Trung Quốc đã cho rằng điều này chủ yếu do kiểm soát năng lượng, thiếu điện và giá than tăng cao ở Jiangsu, Hunan, Zhejiang, Guandong, Guangxi, Yunnan, Shandong và những nơi khác.
 

Sự hồi phục nhu cầu xi măng đã được chào đón trong năm 2021, nhưng các nhà sản xuất hiện đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát gia tăng mà sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2022.

Đây không chỉ là tình trạng ở Trung Quốc. Các nhà sản xuất xi măng trên khắp thế giới đều đã báo cáo chi phí năng lượng tăng lên, hiện đang đưa vào tính toán để tăng giá bán xi măng lên cao hơn. UltraTech Cement có trụ sở ở Ấn Độ đã báo cáo rằng giá than và than cốc đã tăng lên gần gấp đôi trong quý II năm tài khoá hiện tại, dẫn đến chi phí năng lượng tăng 17%/năm. Ở Nhật Bản, cả Taiheiyo Cement lẫn Sumitomo Osaka Cement đều đã công bố tăng giá bán lên trong năm 2020 do giá than tăng. TÜRKҪIMENTO, Hiệp hội Các Nhà sản xuất Xi măng Thổ Nhĩ Kỳ, đã cho biết trong tháng 6/2021 giá than cốc đã tăng gấp ba lần so với năm trước. Cuối cùng là, Cemex lưu ý "lạm phát chi phí đầu vào nghiêm trọng" ở Mỹ trong quý III/2021 đã buộc công ty phải công bố đợt tăng giá bán thứ hai trong giai đoạn.

Tính bền vững

Một trong những công bố quan trọng nhất sẽ được đưa ra từ Hội nghị COP26 ở Glasgow dành cho các nhà sản xuất xi măng là cam kết net-zero vào năm 2070 của Ấn Độ vì điều này có tác động trực tiếp tới bất kỳ dự án lò nung clinker mới nào, cũng như các nguồn nhiên liệu. Quá trình tiến tới COP26 bao gồm rất nhiều hứa hẹn từ các nhà sản xuất xi măng và các chính phủ là sẽ xiết chặt các mục tiêu phát thải của họ, tung ra nhiều sản phẩm có hàm lượng CO2 thấp hơn và bắt đầu thử nghiệm công nghệ thu gom, tồn trữ và sử dụng CO2 (CCUS). (Xem thêm thông tin trên Global Cement Magazine số tháng 11/2021).

Còn hai câu chuyện nữa về tính bền vững trong năm 2021 xứng đáng được nói đến ở đây. Trước hết, Hiệp hội Xi măng và Bê tông Toàn cầu đã xuất bản lộ trình tiến tới net-zero vào năm 2050 của mình trong tháng 10/2021. Tài liệu này trình bày kế hoạch 7 điểm để nâng hiệu suất nhà máy xi măng lên, tăng hiệu quả sản xuất bê tông, thực hiện các điều chỉnh đối với xi măng và các chất kết dính, khử carbon trong các nguyên liệu, thực hiện thu gom và tồn trữ carbon, chuyển sang năng lượng tái chế và sử dụng phép khử carbon tự nhiên trong bê tông để đạt được mục tiêu đề ra. Điều này có ý nghĩa vì nó lập ra tiến độ cho 40+ các nhà sản xuất xi măng và bê tông của hiệp hội, chiếm 80% sản lượng bê tông sản xuất bên ngoài Trung Quốc, có thể đạt được. Trong những năm gần đây, các hiệp hội vùng khác đều đã công bố các lộ trình net-zero riêng của mình. Đáng chú ý là, Hiệp hội Xi măng Portland (PCA) của Mỹ, thị trường xi măng lớn thứ ba trên Thế giới, cũng trong tháng 10/2021, đã đưa ra kế hoạch của mình.


Nhìn từ trên không Kênh đào Suez. Sự tắc nghẽn của nó trong tháng 3/2021 chỉ là một trong số những gián đoạn đối với chuỗi cung ứng ngành xi măng trong năm 2021.

Xu hướng bền vững quan trọng thứ hai trong năm liên quan tới các chương trình kinh doanh phát thải (ETS). Trung Quốc đưa ra ETS quốc gia của mình vào tháng 7/2021 sau khi đưa ra chương trình tạm thời vào tháng 2/2021. Chương trình quốc gia mới bao gồm hơn 2000 công ty điện nhưng được dự kiến sẽ bổ sung thêm các ngành xi măng và các ngành công nghiệp khác vào giai đoạn sau. Trước Glasgow, Chính phủ Trung Quốc cũng đã công bố chương trình  hành động của mình để đạt mức phát thải CO2 cao nhất vào năm 2030. Điều này bao gồm kiểm soát hiệu suất năng lượng đối với ngành xi măng, yêu cầu các dây chuyền sản xuất clinker phải sử dụng ít hơn 117kg than/tấn clinker vào năm 2025. Hiệp hội Xi măng Trung Quốc đã dự đoán trong tháng 11/2021 rằng 400 triệu tấn/năm năng lực sản xuất quốc gia (25%) có thể có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu các thay đổi kỹ thuật không được thực hiện kịp thời. Các biện pháp này có thể sẽ rất quan trọng, vì riêng Trung Quốc sản xuất hơn một nửa lượng xi măng trên Thế giới.

Trong khi đó, giá CO2 ETS của Liên minh Châu Âu đã tăng gần gấp đôi kể từ đầu năm 2021 đạt tới hơn 60 Euro/t (69 USD/t) từ tháng 8/2021 trở đi. Hiện, mức giá này nằm trong phạm vi được đưa ra để áp dụng CCUS hiệu quả kinh tế tại các nhà máy xi măng. Vận động hành lang đang diễn ra ở Liên minh Châu Âu dưới dạng gói “Phù hợp cho 55”, là một phần trong Thoả thuận Xanh của Châu Âu, đang tiến đến gần hơn. Hệ quả cụ thể đối với ngành xi măng là hình thức mà cơ chế điều chỉnh xuyên biên giới (CBAM) sẽ thực hiện. CEMBUREAU, Hiệp hội xi măng Châu Âu, đã lưu ý các mối quan tâm chính của mình tới các đề xuất dự thảo trong tháng 10/2021, cho biết rằng hệ thống mới phải cân đối phù hợp tất cả các chi phí liên quan tới CO2 giữa các nhà cung cấp cả ở trong và ngoài EU và rằng sự phân bổ miễn phí vẫn phải duy trì cho đến khi hệ thống mới đã được thử nghiệm đầy đủ. Theo các đề xuất mới đây, CBAM dự định sẽ bắt đầu dưới hình thức đơn giản hoá vào năm 2023, với việc thực hiện đầy đủ kể từ sau năm đó trở đi.
(Còn nữa)

Nguyễn Thị Kim Lan dịch từ Global Cement Magazine số tháng 12/2021
ximang.vn

 

Các tin khác:

Nghiên cứu ứng suất và biến dạng của nền móng công trình lân cận do thi công ép cọc ()

Quan hệ giữa cường độ nén, kéo, uốn và modul đàn hồi của bê tông siêu tính năng – UHPC (P2) ()

Quan hệ giữa cường độ nén, kéo, uốn và modul đàn hồi của bê tông siêu tính năng – UHPC (P1) ()

Đánh giá một số tính năng của bê tông asphalt tái chế nguội (P1) ()

Ảnh hưởng của xỉ lò cao đến tính chất bê tông mác cao ()

Cải tạo điểm trung chuyển clinker nóng tại một nhà máy xi măng ở Texas ()

Các bước hiện đại hóa máy làm nguội clinker ()

Kết hợp cát biển, tro bay và xỉ lò cao chế tạo bê tông Geopolymer cho các CT thủy lợi (P2) ()

Kết hợp cát biển, tro bay và xỉ lò cao chế tạo bê tông Geopolymer cho các CT thủy lợi (P1) ()

Tìm hiểu về trị số mác xi măng trong các tiêu chuẩn xi măng của Việt Nam ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?