Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Thị trường xi măng: Cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài

24/06/2015 2:20:10 PM

Lâu nay, ngành xi măng vẫn được nhìn nhận có ít đối tủ cạnh tranh gay gắt hơn một số ngành vật liệu xây dựng khác. Thế nhưng, sắp tới thị trường xi măng trong nước không chỉ có mối lo khi phụ thuộc vào độ nóng - lạnh của thị trường bất động sản mà còn có mối lo từ Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) do đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp vấn đề ở khâu quản trị.


Tham gia vào thị trường kinh tế chung Đông Nam Á này không chỉ là cơ hội mà còn đặt ra nhiều thách thức tiềm ẩn từ các Tập đoàn cũng như doanh nghiệp xi măng lớn của nước ngoài.

Trước đó, vào tháng 4/2014, cái bắt tay giữa Tập đoàn xi măng hàng đầu thế giới là của Thụy Sĩ là Holcim và Tập đoàn xi măng Lafarge của Pháp. Đây là một sự kiện lớn trong ngành công nghiệp xây dựng toàn cầu và là thương vụ lớn chưa từng có trong ngành sản xuất xi măng thế giới. Hai nhà sản xuất xi măng lớn nhất thế giới làm cho các nhà sản xuất tại Việt Nam cảm thấy có một “tâm chấn” nào đó sẽ đi qua. Hiện nay mối lo đó đang hiện hữu khi nhà máy của Holcim hiện diện tại Việt Nam, Thái Lan, Indonesia.

Không chỉ có vậy, vào tháng 12/2012, Công ty sản xuất xi măng lớn nhất của Indonesia là PT Semen Gresik đã tiến hành thương vụ để mua lại phần lớn cổ phần của Công ty Xi măng Thăng Long. Việc mua lại Xi măng Thăng Long của  Semen Gresik (Indonesia) tiềm ẩn nguy cơ lấn sân của Tập đoàn này.

Nhiều năm qua, Indonesia là thị trường cho Việt Nam xuất khẩu xi măng nhưng sang năm 2015 nước này đã chủ động được nguồn cung trong nước. Còn anh bạn láng giềng Thái Lan cũng là một đối thủ đáng gờm khi chất lượng clinker của Thái Lan tương đối tốt, phí vận chuyển từ cảng Thái Lan đến TP.HCM nhiều khi còn rẻ hơn vận chuyển từ Bắc vào Nam.

Tháng 3/2012, Tập đoàn Siam Cement Group (SCG) của Thái Lan có kinh nghiệm gần 100 năm trong lĩnh vực xi măng và các giải pháp xây dựng và là một trong những Tập đoàn xuất khẩu xi măng lớn nhất thế giới, đã chi 5,5 triệu USD để mua lại 99% cổ phần và nâng cấp Nhà máy Xi măng Bửu Long (Đồng Nai) có công suất 200.000 tấn/năm.

Trước đây, đơn vị này chuyên sản xuất xi măng trắng và xám chất lượng cao phục vụ thị trường Việt Nam. Ngay sau khi mua lại nhà máy, Tập đoàn SCG tiếp tục đầu tư, nâng cấp công suất  nhà máy lên 80.000 tấn xi măng trắng/năm và 120.000 tấn xi măng xám/ năm. Tổng mức đầu tư cho việc mua lại và nâng cấp nhà máy Xi măng Bửu Long là 5,5 triệu USD.

Nhiều chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp nước ngoài có nhiều thuận lợi khi mua lại các nhà máy xi măng sẵn có tại Việt Nam. Nếu đầu tư nhà máy xi măng mới, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trước hết là sự gian nan của các thủ tục xin cấp phép, tìm địa điểm xây dựng nhà máy, khai thác mỏ đá…

Ông Lương Quang Khải, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) cho biết, về thiết bị và công nghệ Việt Nam  không ngại. Thế nhưng về nội bộ các nhà sản xuất còn nhiều vấn đề phải giải quyết như thay đổi về thể chế kinh tế, ví dụ như cổ phần hóa. Cởi trói về chế độ trả lương, khen thưởng, vấn đề con người… để nâng cao năng suất lao động. Đồng thời chất lượng sản phẩm cũng phải nâng lên một bước. Hiện xi măng theo tiêu chuẩn của Liên Xô trước đây, rồi theo tiêu chuẩn Việt Nam nhưng khi tham gia FTA rồi thì bài toán “đường dài” là phải theo tiêu chuẩn Mỹ, tiêu chuẩn quốc tế. Cho nên, nếu không nâng chuẩn về lâu dài thì doanh nghiệp xi măng Việt Nam mất đi cơ hội vào các công trình lớn.

Tham gia vào thị trường kinh tế chung Đông Nam Á này không chỉ là cơ hội của các doanh nghiệp xi măng trong nước mà hơn hết còn đặt ra nhiều thách thức tiềm ẩn từ các Tập đoàn cũng như doanh nghiệp xi măng lớn của nước ngoài.

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Tháng 6: Dự kiến sản xuất và tiêu thụ xi măng giảm nhẹ ()

Số liệu xuất khẩu xi măng và clinker 5 tháng đầu năm ()

Tổng quan ngành xi măng 5 tháng đầu năm 2015 ()

Tình hình tiêu thụ xi măng tại một số thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam ()

Tháng 5: Tiêu thụ xi măng đạt 6,38 triệu tấn ()

Xuất khẩu xi măng thiếu chiến lược lâu dài ()

Xuất khẩu xi măng và clinker giảm do nhiều nguyên nhân ()

Tháng 4: Tiêu thụ xi măng trong nước đạt 5,45 triệu tấn ()

Lượng xuất khẩu xi măng và clinker giảm trong tháng 4 ()

Thị trường xi măng - Cơ hội chia đều cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?