Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Thị phần xi măng tại phía Nam liệu có thay đổi?

25/05/2018 2:00:04 PM

Trong nhiều năm qua, thị trường xi măng phía Nam đang chứng kiến những cuộc đua ngấm ngầm. Kết quả một số thương hiệu như VICEM, Hà Tiên, FiCO, Holcim (INSEE)… luôn đứng đầu bảng trong cuộc chiến dành thị phần. Tuy nhiên bước sang năm 2018, tình hình đã có nhiều biến chuyển, những cái tên như  Cẩm Phả, Công Thanh và sắp tới là VICEM Hạ Long sẽ khiến bản đồ thị phần phía Nam chắc chắn bị phân chia lại.

Các nhà sản xuất xi măng phía Nam dường như không mấy quan tâm đến sự xuất hiện của “ông lớn” người Thái với thương hiệu INSEE thay thế cho LafargeHolcim trước đây. Cũng gần 1 năm sau khi thay tên đổi họ thì INSEE còn chìm hơn cả Holcim. Chỉ có các nhà phân phối đã quen ngay với thướng hiệu INSEE vì họ hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với xi măng, còn người dân thì không hẳn thế.

Với 6 triệu tấn sản phẩm/năm, INSEE không dễ để mở rộng thị phần khi những thương hiệu khác âm thầm đổ bộ vào thị trường phía Nam. Hơn nữa, kế hoạc nâng công suất trạm nghiền trước đây của Holcim đã bị UBND TP. HCM kiên quyết phản đối. Điều này khiến INSEE hiện nay khó dành thị phần tại địa bàn TP. HCM. Rất có thể INSEE sẽ yên vị với 20% thị phần tại phía Nam.

Mới đây, trong buổi tổng kết của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM), ông Bùi Hồng Minh, Tổng Giám đốc VICEM đã hạ quyết tâm tấn công thị trường phía Nam, miền Trung và Tây Nguyên. Tổng Giám đốc VICEM chỉ định rõ hai doanh nghiệp là Xi măng Hoàng Thạch và Xi măng Bút Sơn sẽ phối hợp với Xi măng Hà Tiên để mở rộng thị phần tiêu thụ tại khu vực này.

Các đơn vị của VICEM với lợi thế sở hữu đội quân tinh nhuệ về kỹ thuật và thị trường chắc chắn sẽ giành thế áp đảo. Hơn nữa, với nhiều chính sách sát với thị trường như bỏ việc phân vùng tiêu thụ, rà soát laị những khâu chưa hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh được ông Bùi Hồng Minh quyết liệt thực hiện.


Xi măng ​FiCO đang chiếm 12% thị phần tại phía Nam.

Hiện nay, VICEM đã sở hữu thêm Xi măng Hạ Long, khi đẩy mạnh thị trường phía Nam thì việc gần cảng biển của cả Hoàng Thạch và Hạ Long sẽ tạo thêm nhiều lợi thế  về vận chuyển. Hà Tiên vẫn là ông trùm tại thị trường phía Nam với 31,4% thị phần, hơn nữa chiến lược bán hàng của VICEM cũng có nhiều thay đổi, sản lượng tiêu thụ của đơn vị này đã tăng lên đáng kể, đi kèm với đó là lợi nhuận khả quan. Đơn củ như trong quý IV/2017, VICEM tiêu thụ đạt 7,85 triệu tấn, tăng 12,2% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng cao nhất của VICEM trong vòng 10 năm trở lại đây.

FiCO thương hiệu đình đám 1 thời với sức tăng khoảng 20%/năm có nhiều thay đổi, đặc biệt khi ông Nguyễn Công Minh Bảo, Giám đốc Phát triển bền vững của Holcim trước đây về làm Tổng Giám đốc Xi măng FiCO, liệu ông Bảo có giữ và phát huy được sức nóng của thương hiệu FiCO hay không vẫn cần thời gian để chứng minh. Hiện nay, FiCO vẫn đang chiếm 12% thị phần tại phía Nam.

Thời gian đầu mới tham gia, Xi măng Cẩm Phả với công suất 400.000 tấn/năm, nay đã tăng lên 1,4 triệu tấn/năm. Không dễ gì một thương hiệu xi măng tại thị trường phía Bắc, lại được quản lý bởi Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) có thể gia tăng thị phần nhanh chóng. Được biết Giám đốc Chi nhanh phía Nam của Xi măng Cẩm Phả, ông Lê Quang Uyên Phương là dân kỹ thuật, am hiểu mọi vấn đề về thiết bị nên trạm nghiền tại Khu Công nghiệp Mỹ Xuân A (Bà Rịa – Vũng Tàu) được vận hành khá trơn tru. Hơn nữa, ông Phương cũng là người khá nhạy bén về thị trường và rất biết cách bán hàng.

Tại Hội nghị khách hàng Xi măng Cẩm Phả được tổ chức đầu năm 2018, nhiều nhà phân phối cam kết tăng sản lượng tiêu thụ của đơn vị này từ 20 – 40%. Công ty TNHH Tân Xuân Anh, nhà phân phối tiêu thụ khoảng 2 triệu tấn sản phẩm/năm cho các thương hiệu, trong đó đa phần tiêu thụ cho Xi măng Hà Tiên, cũng cam kết tăng sản lượng tiêu thụ Xi măng Cẩm Phả lên 40%. Bà Trần Thị Công Ngôi, Giám đốc Công ty Tân Xuân Anh cho biết, tôi thấy đội ngũ lãnh đạo của Xi măng Cẩm Phả lăn xả vì công việc, họ đồng hành cùng nhà phân phối, thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn, động viên và giải quyết kịp thời nhiều vấn đề. Chúng tôi thấy mình được tôn trọng, họ biết được công sức mà chúng tôi bỏ ra. Bán cho ai thì cũng vậy, nhưng tôi bán cho Cẩm Phả vì tôi quý họ.

Xem ra chiếm được lòng tin của người tiêu dùng thôi chưa đủ, hiện tại lượng xi măng tiêu thụ khá nhiều tại các công trình lớn, chiếm được niềm tin của nhà phân phối mới là cái kết thành công. Năm 2018, Xi măng Cẩm Phả dự kiến tiêu thụ 1,48 triệu tấn sản phẩm tại thị trường phía Nam. Thương hiệu này đã nhanh chóng chiếm lĩnh 8,4% thị phần tại khu vực phía Nam.

Quỳnh Trang (TH/ Tạp chí VLXD)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?