Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Chọn thị trường tiêu thụ xi măng trong nước làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài

17/09/2018 10:05:33 AM

Ngành xi măng đi theo con đường phát triển bền vững, lấy thị trường nội địa làm làm nền tảng cho sự phát triển, luôn làm chủ tình thế và không để bị động và phụ thuộc thị trường bên ngoài.

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) về việc Trung Quốc tăng cường nhập khẩu xi măng Việt Nam thời gian gần đây. Ông Nguyễn Quang Cung khẳng định, chính sách của ngành xi măng không phụ thuộc vào xuất khẩu, vì nếu thị trường xuất khẩu biến động, thậm chí dừng nhập khẩu thì ngành xi măng sẽ rơi vào tình trạng dư thừa nguồn cung.
 

Ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam.

 
Trung Quốc thay đổi chính sách

Trước câu hỏi liệu có vấn đề gì đằng sau chuyện Trung Quốc tăng cường nhập khẩu xi măng Việt Nam, ông Cung đánh giá, là do thay đổi chính sách của Chính phủ Trung Quốc trong lĩnh vực này. Việc thay đổi chính sách của Trung Quốc trong lĩnh vực xi măng thì có nhiều vấn đề mà chúng ta không thể biết hết được. Nhưng có một thực tế, vào mùa đông Trung Quốc thường bị thiếu điện cho nên họ phải giảm bớt tiêu thụ điện. Từ đây dẫn đến một số nhà máy xi măng hiệu quả thấp sẽ bị buộc phải đóng cửa. Cụ thể, ở phương Bắc – là nơi gió thổi vào Bắc Kinh, có đến 50% nhà máy sản xuất xi măng đã bị dừng hoạt động . Ngoài ra, Trung Quốc cho dừng hàng loạt nhà máy là do vấn đề ô nhiễm môi trường.

Cũng có thể đằng sau nội bộ của họ còn có nhiều vấn đề khác chứ không đơn thuần là cho dừng các nhà máy xi măng mà bản thân chúng ta không biết hết, ông Cung chia sẻ.

Tuy nhiên, đến tháng 4/2018 Trung Quốc lại khôi phục lại, cho nên từ tháng 4 trở đi việc nhập khẩu xi măng của Việt Nam đã giảm xuống.

Đánh giá việc Trung Quốc nhập khẩu xi măng Việt Nam thời gian qua sẽ có tác động thế nào đến sự phát triển của ngành, ông Cung cho rằng, không phải vì Trung Quốc tăng cường nhập khẩu xi măng Việt Nam mà chúng ta sẽ tăng số lượng lên. Bản thân Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu xi măng lớn trong khu vực, do đó không phải vì thấy số lượng xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc lớn mà lại tăng đầu tư để xuất khẩu, chúng ta vẫn giữ nguyên số lượng xi măng như trước đây.

Bản chất của ngành xi măng là luôn luôn phải nghĩ đến việc tiết kiệm năng lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Qua đó mới nâng được chất lượng, hạ giá thành sản xuất và mở rộng thị trường, ông Cung nói.

Thị trường nội địa vẫn là nền tảng

Việc Trung Quốc cho dừng một loạt các nhà máy xi măng và chuyển sang nhập khẩu xi măng Việt Nam xuất phát từ việc ô nhiễm môi trường. Mặc dù, đây có thể được coi là cơ hội cho xuất khẩu xi măng Việt Nam, nhưng câu chuyện ô nhiễm môi trường, thiếu nguyên liệu sản xuất, cũng như điện của các nhà máy sản xuất xi măng Việt Nam cũng cần được bàn đến.


Ngành xi măng khẳng định, lấy thị trường nội địa làm nền tảng chính cho sự phát triển.

Theo ông Cung, nếu so sánh giữa 2 nền công nghiệp xi măng, thì công nghiệp xi măng Việt Nam tiến bộ hơn của Trung Quốc. Việt Nam có tỉ lệ dây chuyền công suất lớn hơn, trong khi đó Trung Quốc có nhiều dây chuyền công suất nhỏ, công nghệ chủ yếu do Trung Quốc tự sản xuất, còn công nghệ sản xuất xi măng của Việt Nam phần lớn nhập từ các nước phát triển, chủ yếu là các nước G7. Số lượng dây chuyền Việt Nam nhập từ Trung Quốc chỉ chiếm hơn 10% về khối lượng sản xuất.

Do đó, việc ảnh hưởng đến môi trường từ các dây chuyền sản xuất xi măng của Việt Nam ít hơn Trung Quốc, ông Cung bày tỏ.

Còn vấn đề tiết kiệm năng lượng, theo ông Cung đây luôn là bài toán lớn đối với ngành xi măng, thậm chí đến 100 năm sau cũng vẫn phải suy nghĩ đến chuyện tiết kiệm năng lượng. Tiết kiệm năng lượng sẽ giảm được giá thành sản phẩm, cùng với tiết kiệm năng lượng thì cũng sẽ tiết giảm được ô nhiễm môi trường.

Trước việc Trung Quốc tăng cường nhập khẩu xi măng của Việt Nam, thì ngành xi măng sẽ có chiến lược như thế nào cho sự phát triển trong thời gian tới, ông Cung khẳng định "định hướng của ngành xi măng Việt Nam vẫn lấy thị trường nội địa làm nền tảng chính cho sự phát triển, chúng tôi không căn cứ vào xuất khẩu để hoạch định chính sách".

ximang.vn (TH/ DĐDN)

 

Các tin khác:

Duyên hải Nam Trung bộ - Thị trường xi măng đang trỗi dậy (P1) ()

Tiêu thụ xi măng sắp cán đích ()

Đẩy mạnh tăng trưởng xây dựng cân đối nguồn cung xi măng ()

7 tháng: xi măng và clinker là nhóm hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng rất mạnh ()

Đánh giá tổng quan tiêu thụ và xuất khẩu xi măng 6 tháng đầu năm 2018 ()

7 tháng: Tiêu thụ xi măng đạt khoảng 58,28 triệu tấn ()

Tiêu thụ xi măng tăng nhưng không đột biến ()

Dự báo thị trường xi măng Việt Nam đến năm 2027 sẽ ổn định cung - cầu ()

Tiêu thụ xi măng giảm do giá nhiên liệu đầu vào tăng ()

Tình hình sản xuất xi măng khu vực Đông Nam Á ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?