Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Thị trường thép nội canh tranh gay gắt

22/02/2014 2:36:22 PM

Theo thống kê của Viện gang thép Đông Nam Á (Seaisi), năm 2013 Việt Nam là nước có số lượng lớn nhất các dự án thép mới trong khu vực ASEAN. Điều này giúp tăng nguồn cung sản phẩm, trong khi sức mua nội địa còn yếu, sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn.


Thép Việt và cuộc chiến giành giật thị phần trở nên cam go hơn.

Trung Quốc hiện là quốc gia sản xuất thép lớn nhất với hơn 50% sản lượng thép toàn cầu. Tuy nhiên, do sự tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng của kinh tế nước này đã dẫn đến việc dư thừa nguồn cung sản phẩm thép. Do đó, Trung Quốc đang tìm mọi cách “đẩy” sản lượng dư thừa sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Như vậy, trong bối cảnh này, liệu các doanh nghiệp thép Việt có còn cơ hội hay không khi phải đối mặt với các sản phẩm thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc?

Theo các chuyên gia, mặc dù thị trường xuất khẩu thép vẫn là một miếng bánh khổng lồ nhưng các doanh nghiệp thép trong nước không dễ gì giành giật được. Để vươn ra bên ngoài, rào cản lớn nhất là các sản phẩm thép nội địa phải cạnh tranh gay gắt với thép giá rẻ của Trung Quốc.

Thêm vào đó, ngành thép Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu tại các thị trường khu vực và quốc tế. Khó khăn chồng chất khó khăn khi chính phủ các nước đang có xu hướng thiết lập các hàng rào thương mại thông qua các hình thức chống bán phá giá, tự vệ thương mại… để bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các doanh nghiệp thép Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc sản xuất các sản phẩm chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh và rút ngắn thời gian giao hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần có chiến lược truyền thông và xây dựng thương hiệu tại các thị trường tiềm năng.

Ông Lê Phước Vũ, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp thép trong nước cần tập trung mạnh mẽ vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, đồng thời xây dựng đồng bộ những lợi thế cạnh tranh cũng như uy tín cho chính doanh nghiệp mình.

“Điều quan trọng là doanh nghiệp cần kinh doanh chân chính, không bán phá giá sản phẩm và cần chủ động tìm hiểu kỹ về các quy định quốc tế để có sự chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với những động thái bảo hộ thương mại tại các nước nhập khẩu”, ông Lê Phước Vũ chia sẻ.

Theo ông Vũ, một khi doanh nghiệp đã xây dựng được lợi thế cho mình và có sự chuẩn bị tốt khi bước ra thị trường quốc tế thì miếng bánh thị phần to lớn sẽ được chia đều và đó là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững.

Bàn về những khó khăn của ngành thép trong nước, theo ông Lê Phước Vũ, với định hướng điều hành kinh tế vĩ mô là giảm đầu tư công cộng với tình trạng đóng băng kéo dài của thị trường bất động sản thì lĩnh vực vật liệu xây dựng nói chung và ngành thép nói riêng sẽ còn phải đối mặt với xu hướng giảm cầu, tạo thách thức cho doanh nghiệp thép nội.

Do vậy, theo các chuyên gia trong ngành, Việt Nam cần phải ban hành và áp dụng nghiêm ngặt các quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm thép. Đây chính là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các sản phẩm giá rẻ kém chất lượng tràn lan trên thị trường và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn.

SJ (TH/ BizLIVE)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?