Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Tây Ninh: Nâng giá trị ngành vật liệu xây dựng

04/07/2022 10:03:33 AM

Nằm ở vị trí tiếp giáp với các địa phương có nền kinh tế phát triển nhanh, năng động, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh - đầu tàu kinh tế phía Nam và tỉnh Bình Dương, Tây Ninh được xem là một tỉnh giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bên cạnh đó, Tây Ninh là cửa ngõ giao thông đường bộ quan trọng sang Campuchia và các nước ASEAN.


Sản xuất gạch không nung.

Do vậy, đây không chỉ là một đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hoá, dịch vụ, du lịch, thương mại giữa các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông, mà còn là một vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh. Do đó, vật liệu xây dựng (VLXD) là một thị trường đầy tiềm năng. Nếu đi đúng hướng, ngành VLXD sẽ mang lại giá trị đáng kể về kinh tế - xã hội.

Thị trường vật liệu xây dựng​ sẽ sôi động

Tây Ninh là tỉnh nằm trong Vùng phát triển kinh tế mạnh và năng động nhất của cả nước, có lợi thế lớn về điều kiện tự nhiên để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, hợp tác phát triển và đào tạo, tiêu thụ sản phẩm, thu hút lao động... giao thương với nước ngoài thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá - đặc biệt là VLXD.

Trong bối cảnh chung đó, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng (VLXD) tỉnh Tây Ninh có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển nhưng cũng đứng trước những khó khăn và thách thức. Dự báo, trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, nhu cầu vật liệu xây dựng của tỉnh Tây Ninh sẽ tăng đáng kể, cả về khối lượng và chủng loại để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể, nhu cầu VLXD của Tây Ninh trong giai đoạn tới sẽ tiếp tục có bước tăng trưởng lớn với việc đầu tư xây dựng các trung tâm tỉnh lỵ, huyện lỵ, các khu đô thị, khu công nghiệp, các công trình công cộng, tuyến đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, xây dựng nhà ở... Vì vậy, Tây Ninh sẽ thực sự trở thành một thị trường VLXD sôi động trong giai đoạn tới, là cơ hội để ngành VLXD phát triển và tham gia vào sự nghiệp xây dựng của tỉnh.

Trước mắt, tỉnh đang tập trung xây dựng các khu công nghiệp, phát triển hạ tầng giao thông (đường bộ, đường sắt, hệ thống cảng sông, bến bãi, hệ thống cầu cống), xây dựng phát triển các khu đô thị, xây dựng các công trình cấp thoát nước; xây dựng các công trình thuỷ lợi; xây dựng các công trình văn hoá, du lịch, vui chơi giải trí, thể thao... Bên cạnh đó, đời sống của người dân ngày một nâng cao, người dân có điều kiện tích luỹ để xây dựng, cải tạo nhà ở cùng với việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho số dân cư tăng thêm hằng năm.

Vì thế, dự báo trong thời gian tới, thị trường sẽ cần một khối lượng lớn VLXD bao gồm các loại vật liệu thông thường như xi măng, vật liệu xây, lợp, đá, cát sỏi xây dựng, các loại vật liệu trang trí hoàn thiện, vật liệu ốp lát nội thất, lát hè, sơn trang trí, vật liệu chống thấm...

Đây là điều kiện kích thích sản xuất, mua bán, tiêu thụ VLXD. Ngoài ra thị trường nông thôn cũng sẽ được “kích cầu” về tiêu thụ vật liệu xây dựng, góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và xoá đói giảm nghèo của Nhà nước.

Mở rộng thị trường

Dù tài nguyên khoáng sản làm VLXD không phong phú, nhưng Tây Ninh có nguồn nguyên liệu sản xuất VLXD tương đối lớn như đá vôi, đất sét (ở huyện Tân Châu), là nguyên liệu quan trọng để phát triển sản xuất xi măng - một sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp VLXD. Đây cũng là nguồn VLXD để từ đó phát triển các sản phẩm sau xi măng, như: gạch ngói không nung, tấm lợp, bê tông (cấu kiện bê tông đúc sẵn, cột điện, cống thoát nước...), góp phần quan trọng vào việc giải quyết nhu cầu đối với một số chủng loại VLXD mà Tây Ninh đang còn thiếu.

Ngoài ra, Tây Ninh còn có nguồn đất sét gạch ngói có chất lượng tốt, đá xây dựng, cát xây dựng... ở các huyện có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sử dụng tại chỗ với quy mô hợp lý. Đồng thời, với việc lựa chọn các công nghệ thích hợp, Tây Ninh có thể tạo ra những sản phẩm VLXD từ các nguồn nguyên liệu địa phương để đa dạng hoá sản phẩm VLXD sử dụng trên địa bàn.

Theo Sở Xây dựng, ngành công nghiệp VLXD ở Tây Ninh trong các giai đoạn tới sẽ phát triển theo hướng đủ cung cấp cho nhu cầu nội tỉnh với một số sản phẩm tự sản xuất được trên địa bàn như xi măng, vật liệu xây, vật liệu lợp, đá xây dựng, cát xây dựng. Do có sự thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện hạ tầng giao thông vận tải nên thị trường vật liệu xây dựng của tỉnh trong giai đoạn tới sẽ được mở rộng để cung ứng ra các tỉnh Đông và Tây Nam bộ.

Hiện đại hoá thiết bị - công nghệ sản xuất

Phát triển sản xuất VLXD nhằm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần tăng nguồn thu ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao vị thế của ngành sản xuất VLXD trong nền kinh tế của tỉnh là chủ trương của điện phương hiện nay và trong giai đoạn tới.


Thiết bị hiện đại ở một nhà máy gạch nung.

Để thực hiện mục tiêu đó, tỉnh chủ trương từng bước cải tạo, chuyển đổi các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ tiêu tốn nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng; nâng cấp, hiện đại hoá công nghệ chế biến đá, cát xây dựng, xi măng và các loại vật liệu đang sản xuất trên địa bàn tỉnh; loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường; sử dụng tối đa các loại chất thải của các ngành công nghiệp (tro, xỉ, thạch cao FGD, thạch cao PG) không phải là chất thải nguy hại làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây không nung, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản; ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, quản lý của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tỉnh cũng có chủ trương đa dạng hoá các hình thức đầu tư vào phát triển sản xuất vật liệu xây dựng; tập trung phát triển sản xuất một số chủng loại vật liệu xây dựng tỉnh có lợi thế cạnh tranh về nguyên liệu, thị trường tiêu thụ như xi măng, vật liệu xây nung và không nung, vật liệu lợp không nung, bê tông...

ximang.vn (TH/ Báo Tây Ninh)

 

Các tin khác:

Cần Thơ: Cát, xi măng tăng giá, ngành xây dựng gặp khó ()

Tây Ninh: Khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng cần bắt kịp xu thế phát triển ()

Tây Ninh: Giá trị ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng mang lại còn thấp ()

Việt Nam có lợi thế trong bối cảnh khan hiếm đá vôi ()

Giá thép trong nước giảm giữa mùa xây dựng ()

Bến Tre: Nhu cầu vật liệu cát cung ứng cho công trình lớn ()

Kon Tum: Khan hiếm gạch xây dựng ()

Đà Nẵng: Giá vật liệu tăng, ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng ()

Thừa Thiên Huế: Nguy cơ chậm tiến độ khi giá vật liệu xây dựng tăng ()

Thái Lan rà soát thép mạ hợp kim nhôm kẽm và thép phủ màu từ Việt Nam ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?