Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Hải Dương: Ngành thép trước khó khăn vì đại dịch Covid-19

15/07/2020 3:40:59 PM

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 14 dự án sản xuất thép được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 07 dự án sản xuất thép đang hoạt động trong các khu công nghiệp (bao gồm 04 dự án FDI và 03 dự án DDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 38 triệu USD và 1.262 tỷ đồng) và 07 dự án ngoài khu công nghiệp đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư.

Các sản phẩm chủ yếu của 14 dự án trên gồm: Ống thép, phôi thép, thép sợi, hợp kim sắt…Các dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đã từng bước đi vào hoạt động, triển khai xây dựng các công trình, nhà xưởng theo đúng kế hoạch; thực hiện sản xuất, đảm bảo tiến độ dự án.

Phần lớn các dự án sản xuất thép trên địa bàn tỉnh có quy mô đầu tư ở mức nhỏ và vừa, riêng dự án của Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương (thành lập tháng 8/2007) tại xã Hiệp Sơn, thị xã Kinh Môn có quy mô đầu tư lớn, chủ yếu sản xuất gang thép Hòa Phát. Đây là dự án trọng điểm của Tập đoàn Hòa Phát trong lộ trình trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam.Cả ba giai đoạn đầu tư của Khu liên hợp sản xuất thép của Công ty đã hoàn thành và đạt công suất sản xuất thép xây dựng của Hòa Phát lên 2 triệu tấn/năm. Mô hình khu liên hợp được đánh giá là đồng bộ, hiện đại và quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên từ đầu năm 2020, do dịch Covid-19 lan rộng ra nhiều quốc gia đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường tiêu thụ thép cả ở trong nước và xuất khẩu.Hoạt động sản xuất thép tại nhiều doanh nghiệp cũng bị định trệ khi các chuyên gia, kỹ sư, công nhân… người nước ngoài đều được cách ly sau khi trở lại Việt Nam làm việc. Từ đầu năm, lượng thép tồn kho của các doanh nghiệp còn khá nhiều trong khi lượng cầu tiêu thụ thép trong toàn quốc giảm sút so với cùng kỳ năm 2019 theo dự đoán tới trên 30%.
 

Doanh nghiệp sản xuất thép gặp nhiều khó khăn đầu năm 2020.

Để bảo đảm sản xuất, cung ứng hàng hóa được thông suốt, liên tục trong điều kiện dịch Covid-19, các doanh nghiệp ngành thép trong tỉnh đã thực thi nhiều giải pháp để thích ứng và duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Để giảm bớt khó khăn, một số doanh nghiệp thép thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí, giãn việc. Bên cạnh đó kể từ đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Trung Quốc thì xu thế giá thép trên thị trường thế giới và Trung Quốc đi xuống khiến giá trong nước xuống sâu. Doanh nghiệp muốn bán được hàng thì phải hạ giá thấp hơn nhiều so với giá chung của thị trường nhưng số lượng tiêu thụ cũng rất ít.

Trong khi hàng hóa tồn kho vẫn còn nguyên trong kho thì các lô hàng nguyên liệu mới được các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước ký kết đối tác nước ngoài từ cuối năm 2019 lại cập cảng. Điều này khiến doanh nghiệp lại phải bổ sung các khoản ký quỹ/bổ sung tiền cho ngân hàng để thanh toán cho nhà cung cấp.

Trên thị trường, dù đã bước sang tháng 6 nhưng thép xây dựng các loại lưu thông vẫn rất chậm, giá cả tụt dốc nhưng nhiều khoản vay đã đến hạn và gần đến hạn phải trả ngân hàng. Nhiều công trình, dự án xây dựng chậm khởi động dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thép đều giảm sút mạnh, thậm chí phát sinh lỗ.

Để ngành thép tại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất thép tại tỉnh Hải Dương nói riêng vượt qua thời điểm khó khăn hiện tại, Nhà nước và các ngân hàng cần ban hành các chính sách hỗ trợ tín dụng như: Giãn nợ, kéo dài thời gian các khoản nợ vay sắp đến hạn thanh toán đồng thời giảm lãi suất giúp doanh nghiệp thép vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đồng thời, Bộ Tài chính cần chỉ đạo cơ quan Thuế tại địa phương giãn thời gian nộp thuế và các khoản thu ngân sách của các doanh nghiệp sản xuất thép để tránh gây áp lực thêm cho doanh nghiệp, có các chính sách ưu đãi về thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp…

Hiệp hội thép Viêt Nam cho biết. Với tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, từ tháng 4/2020, nhiều thị trường nhập khẩu thép của Việt Nam áp dụng một số biện pháp siết mạnh thông quan hàng hóa để phòng chống Covid-19, giới chuyên gia nhận định, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thép Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

ximang.vn (TH/ SCT Hải Dương)

 

Các tin khác:

Gỡ khó cho ngành vật liệu xây dựng ()

Quảng Bình: Tiềm năng cát ven biển ()

Vật liệu xây dựng Việt chiếm lĩnh thị trường trong nước ()

Thiết bị vệ sinh Trung Quốc áp đảo hàng Việt Nam ()

Thị trường Xây dựng – VLXD triển vọng không mấy khả quan ()

Điện Biên: Cát nghiền nhân tạo rất khó đưa vào sử dụng trong các công trình xây dựng ()

4 tháng: Sắt thép các loại xuất khẩu sang Đức tăng cả về lượng và trị giá ()

Cát xây dựng ngày càng khan hiếm trầm trọng ()

Gia Lai: Thị trường vật liệu xây dựng đìu hiu ()

Kỳ vọng thị trường VLXD sôi động trở lại khi những dự án lớn đẩy nhanh tiến độ ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?