Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Biến động giá

Gạch không nung vẫn chờ hướng dẫn

21/10/2015 3:49:34 PM

Theo tính toán, đến năm 2020, Việt Nam có nhu cầu sử dụng khoảng 42 tỉ viên gạch cho xây dựng. Tương ứng với nhu cầu lớn này, theo phê duyệt của Chính phủ, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng sẽ phải tiến tới sản xuất sạch, tức hướng từ vật liệu nung sang vật liệu không nung.



Kỳ vọng rất nhiều vào một loại vật liệu thay thế thân thiện với môi trường, Tiến sĩ Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam, khẳng định: “Phát triển sản xuất và sử dụng gạch không nung là xu hướng tất yếu của ngành công nghiệp xây dựng hiện đại”. Chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung thay thế gạch đất sét nung, đến năm 2020 vật liệu không nung chiếm 40% sản lượng vật liệu xây dựng. Với sự hỗ trợ từ chính sách, nhiều người kỳ vọng gạch không nung sẽ dần có chỗ đứng ở thị trường trong nước và được sử dụng rộng rãi hơn tại các công trình.

Theo quy định, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây dựng không nung theo lộ trình: tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% vật liệu xây dựng không nung từ đầu năm 2013, các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây dựng không nung cùng thời điểm và sau năm 2015 phải sử dụng 100%.

Năm 2014, trên địa bàn TP.HCM chỉ có 179 dự án, công trình sử dụng vật liệu xây dựng không nung. Một số loại vật liệu xây dựng không nung đòi hỏi cách thi công, dụng cụ mới nên công nhân chưa quen và nhiều nhà thầu e ngại.

Trên thế giới, ở các nước phát triển, vật liệu xây dựng chủ yếu sử dụng là vật liệu không nung cho các công trình khác nhau, gạch đất sét nung chỉ chiếm 10 - 15% sản lượng vật liệu xây dựng. Tại các nước châu Á, thị phần của sản phẩm bê tông khí chưng áp chiếm khoảng 40 - 45%, còn lại là các vật liệu không nung khác. Việc sử dụng gạch bê tông nhẹ thay cho gạch đất sét nung cho công trình nhà cao tầng tiết kiệm khoảng 4,6% tổng chi phí đầu tư thô cho toàn bộ tòa nhà.

Theo Viện Vật liệu Xây dựng, việc sử dụng gạch bê tông nhẹ thay cho gạch đất nung đem lại lợi ích kinh tế khá lớn: đối với công trình 9 tầng, có thể giảm 20% phản lực đầu cọc giúp giảm chiều dài cọc móng, giảm 25% khối lượng thép cột, giảm 10% khối lượng thép dầm; đặc biệt, hiệu quả cao đối với công trình trên nền đất yếu.

Tuy nhiên, Quyết định có hiệu lực khá lâu nhưng chưa thể đi vào thực tế. Các công trình áp dụng theo tiêu chuẩn này chủ yếu thuộc các dự án vốn đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân là thiếu hướng dẫn của Bộ chuyên ngành về chỉ tiêu thiết kế, thi công, định mức kinh tế, kỹ thuật... Ngành vật liệu xây dựng cũng cần có lộ trình chi tiết phát triển gạch không nung, tiến tới xóa bỏ việc sản xuất gạch đất sét nung và hạn chế xây dựng mới các nhà máy gạch tuynel.

Quỳnh Trang (TH/ NCĐT)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?