Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Điện Biên: Vật liệu không nung kém phát triển

14/04/2014 2:58:08 PM

Theo kế hoạch, tất cả các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước  trên địa bàn tỉnh phải sử dụng tối thiểu 30% - 64% vật liệu không nung kể từ ngày 01/01/2014; sau ngày 31/12/2015 phải sử dụng từ 50% trở lên... Nhưng đến nay UBND tỉnh Điện Biễn vãn chưa phê duyệt kế hoạch,khiến cho việc triển khai chưa đúng lộ trình của Chính Phủ.

Gạch không nung xuất hiện trên địa bàn tỉnh Điện Biên cách đây hàng chục năm trước. Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất loại gạch này là vôi, nước, xỉ than. Sản xuất bằng phương pháp thủ công, nên cường độ chịu lực gạch không nung hạn chế, người dân chủ yếu sử dụng vào những công trình phụ, nhà cấp 4. Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu, đa dạng về mẫu mã và chất lượng sản phẩm.

Theo đánh giá của Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên, năm 2013, tổng năng lực sản xuất các loại gạch trên địa bàn tỉnh ước đạt 100 triệu viên, trong đó, gạch nung khoảng 71,85 triệu viên, còn lại là gạch không nung cốt liệu xi măng. Hiện nay, Điện Biên có 2 đơn vị sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu bằng dây chuyền thiết bị hiện đại công suất 15 - 20 triệu viên/năm. Cả 2 đơn vị đã đầu tư dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu này sản xuất các loại sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu xây dựng hạ tầng cơ sở trên địa bàn tỉnh.


Hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu không nung trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn lúng túng với đầu ra của thị trường tiêu thụ.

Ông Nguyễn Thành Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Điện Biên cho biết: So sánh hiệu quả kinh tế kỹ thuật sản xuất và sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng gạch không nung có nhiều đặc tính vượt trội so với gạch nung. Khi sử dụng gạch nung chúng ta phải sử dụng nguồn đất khai thác từ đất ruộng, đất phù sa, đất sét... tức là nguồn tài nguyên quý hiếm của quốc gia, nguồn tài nguyên này đã bắt đầu cạn kiệt.

Mặt khác, khi nung, nhà sản xuất cần sử dụng các nguồn nhiên liệu (than, dầu, khí), lượng khói bụi tỏa ra môi trường rất lớn, có tác động tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng và phát triển nông nghiệp những vùng lân cận. Trong khi đó, nguyên liệu chính sản xuất gạch không nung là xi măng và những thành phần có sẵn trong tự nhiên: đá, cát và chất thải trong sản xuất công nghiệp như: tro bay, xỉ vôi, gạch. Sản phẩm gạch không nung có tính cách âm, cách nhiệt, phòng hỏa, chống nước, kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn chất liệu nung; giảm thiểu được kết cấu cốt thép, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm vữa xây, giá thành hạ. Hiện nay, giá gạch không nung xi măng cốt liệu bán tại khu vực thành phố Điện Biên Phủ có giá thấp hơn từ 30 - 40% so với gạch nung.

Do những lợi ích từ việc sử dụng gạch không nung, từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung. Thực hiện nội dung này, thời gian qua, Sở Xây dựng Điện Biên tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 và lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến, lò đứng liên tục và lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, đến năm 2015, Điện Biên sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 65% và đến năm 2020 đạt khoảng 81%. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, UBND tỉnh Điện Biên chưa chính thức phê duyệt kế hoạch, nên dẫn đến thực trạng hầu hết các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước chưa sử dụng gạch không nung. Điều này dẫn đến việc thực hiện chủ trương của Chính phủ về sử dụng gạch không nung trên địa bàn tỉnh triển khai chậm.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Hưng Long cho biết: Năm 2013, Công ty đã đầu tư 1 dây chuyền sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu hiện đại, công suất 15 - 20 triệu viên/năm, cho ra sản phẩm từ tháng 10/2013. Nhưng hiện nay dây chuyền chỉ hoạt động khoảng 30% công suất, bởi nhu cầu thị trường còn hạn chế. Việc thiếu cơ sở pháp lý trong triển khai thực hiện chủ trương sử dụng gạch không nung tại địa phương là rào cản việc thu hút đầu tư trong lĩnh vực này.

Quỳnh Trang (TH/ Báo Điện Biên)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?