Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Cải tạo - Mở rộng

Tiêu thụ khó doanh nghiệp VLXD không mặn mà vay vốn ngân hàng

05/04/2014 10:51:20 AM

Mặc dù các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay nhưng các doanh nghiệp cũng không mấy mặn mà với việc vay vốn mở rộng sản xuất nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ đầu ra bị thu hẹp, tồn kho nhiều.

Ông Nguyễn Tùng Châu - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Quảng Ninh) cho biết, lãi suất giảm nhưng các doanh nghiệp tiếp cận vốn được hay không hoặc có muốn vay vốn hay không đang phụ thuộc rất nhiều vào đầu ra của sản phẩm.

"Vay tiền lãi suất thấp để phát triển đa ngành nghề ai cũng muốn vay nhưng đầu ra không có, cả xã hội phải phát triển mới có thể kích cầu được còn nếu động viên sản xuất bán cho ai?", ông Châu đặt câu hỏi.

Ông Châu cũng cho biết, hoạt động sản xuất của Công ty so với cùng kỳ năm ngoái tăng trưởng chưa nhiều mặc dù các đơn hàng xuất khẩu hầu như không bị sụt giảm nhưng thị trường chính vẫn phải là thị trường trong nước lại không phát triển.


Hàng tồn kho nhiều, nhu cầu mở rộng sản xuất không có nên các doanh nghiệp không vay dù lãi suất đã giảm và dễ tiếp cận.


"Theo tôi, việc tiếp cận vốn ngân hàng đã cởi mở, nguyên nhân chủ quan vẫn là việc doanh nghiệp sử dụng đồng vốn, các doanh nghiệp khó khăn, cầu thấp do doanh nghiệp không phát triển thu nhập của người lao động thấp, ít ở doanh nghiệp này lại là khách hàng ở doanh nghiệp khác", ông Châu nói.

Đồng quan điểm với ông Nguyễn Tùng Châu, ông Tri - Giám đốc một công ty chuyên về lĩnh vực điện tử có địa chỉ tại Hà Nội cho biết, không chỉ riêng lĩnh vực xây dựng, bất động sản mà các doanh nghiệp sản xuất nói chung, thậm chí các sản phẩm tiêu dùng cũng đều có hàng tồn kho lớn do sức mua của thị trường đang giảm rất thấp, bản thân người dân chi tiêu thắt chặt lại. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không muốn vay vốn ngân hàng mặc dù khả năng vay được vẫn còn.

Ngoài ra, cũng theo ông Tri, việc lãi suất giảm 1-2% không tác động gì nhiều đến việc doanh nghiệp vay vốn. Việc tiếp cận vốn không khó khăn, với doanh nghiệp cần vốn khả năng tiếp cận khó, bản thân ngân hàng không cho vay được vì vướng nợ xấu.

"Đối với doanh nghiệp khó khăn hiện nay do bất cập trong chính sách kinh tế trước đây, nợ cũ không thanh toán, hàng không bán được nên tồn kho tăng cao hoàn trả vốn vay khó, giải ngân khó", ông Tri nói.

Ông Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phân tích, cầu chưa tăng nên người sản xuất kinh doanh sản xuất không bán được hàng nhiều nên không muốn sản xuất và dự trữ hàng nhiều nên không vay nhiều mặc dù lãi suất đã giảm.

Thứ 2, ngân hàng cũng như doanh nghiệp qua một thời gian làm đã thua lỗ và thu hẹp sản xuất, không có thời gian phát triển và rủi ro tăng, nợ xấu tăng nên ngân hàng ngại cho vay, doanh nghiệp ngại vay, họ sợ tồn kho, sợ nợ xấu và lỗ nhiều.

Thứ 3, khả năng sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả chưa nhiều nên số vay càng giảm đi. "Hiện trạng này chứng tỏ nền kinh tế đang bị co hẹp, sức mua yếu, khả năng tiêu thụ hàng yếu. Biện pháp quan trọng là làm việc làm tăng, thu nhập tăng", ông Kiêm nói.

Ông Nguyễn Đức Hưởng - Phó Chủ tịch LienVietPostBank từng cho biết, diều các ngân hàng thương mại trước đây quan tâm là cho ai vay và vay để làm gì còn hiện nay thêm là vay để làm gì và làm để làm gì.

"Mặc dù lãi suất có giảm nữa nếu không kích cầu thì lãi suất có hạ nữa thì doanh nghiệp cũng không vay. Do vậy, cần phải kích thích tài chính công, khuyến khích thị trường phát triển thì doanh nghiệp mới vay vốn để sản xuất kinh doanh. Với tình hình như hiện nay thì ngân hàng vẫn thừa vốn", ông Hưởng nhận định.

Mới đây, sau khi hạ trần lãi suất cơ bản, nhiều ngân hàng cũng "nhanh chân" giảm lãi suất cho vay để kích cầu tín dụng. Cụ thể, ngân hàng LienVietPostBank với "Cho vay ưu đãi - Giảm lãi hết năm với tổng trị chương trình là 2.000 tỷ đồng và 100 triệu USD".

BIDV, Agribank với lãi suất cho vay áp mức 8%/năm đối với các đối tượng ưu tiên. Riêng lãi suất cho vay các đối tượng thông thường, BIDV tiếp tục tuân thủ mức trần lãi suất 13%/năm đối với cho vay sản xuất kinh doanh. Riêng cho vay ngắn hạn dưới 6 tháng tối đa không quá 9,5%năm…

SJ (TH/ Báo Đất Việt)

 

Các tin khác:

Thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý nguồn vốn cho vay còn nhiều bất cập ()

Chính phủ không bảo lãnh vay vốn đầu tư dự án Xi măng Tân Thắng ()

Gói tín dụng cho bất động sản - xây dựng - vật liệu ()

Quy hoạch Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài năm 2050 ()

Xi măng Xuân Thành nâng công suất dây chuyền 2 lên 4,5 triệu tấn ()

Hòa Phát nâng công suất nhà máy tại Hải Dương ()

Nâng cấp Hải Dương lên đô thị loại I trước năm 2020 ()

Đầu tư hút cát, san nền tại tại Khu liên hợp Gang thép Formosa ()

Tây Ninh không đồng ý đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất vôi ()

Về việc thực hiện dự án xi măng và lập quy hoạch điều chỉnh TP Vinh ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?