Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Xuất khẩu vật liệu xây dựng còn nhiều khó khăn

27/01/2014 9:40:22 AM

Từ vài năm nay, nhiều mặt hàng vật liệu xây dựng sản xuất trong nước đã ở mức dư thừa, cùng với đó là thị trường bất động sản đóng băng khiến cho các DN sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng (VLXD) gặp nhiều khó khăn. Vì vậy xuất khẩu (XK) được coi là lối ra sống còn cho ngành VLXD tuy nhiên con đường XK vẫn còn nhiều khó khăn.


Xi măng là một điểm sáng của ngành VLXD trong năm 2013. Ảnh: ST


“Nhịn miệng đãi khách”


Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, XK VLXD là hướng đi đúng và cần thiết của ngành xây dựng hiện nay vì giúp giảm áp lực tiêu thụ trong nước, tăng cường nguồn thu ngoại tệ, bảo đảm duy trì ổn định sản xuất kinh doanh và dòng tiền, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, năm 2013, XK sản phẩm xi măng đạt khoảng 14 triệu tấn, tăng gần 6 triệu tấn so với năm 2012 (trong đó clinker khoảng 10,3 triệu tấn, xi măng khoảng 3,7 triệu tấn). Các DN vật liệu khác cũng đẩy mạnh tìm kiếm thị trường XK. Nhóm sản phẩm sắt thép cũng XK được hơn 2 triệu tấn, tăng 17% so với cùng kỳ với tổng giá trị 1,61 tỷ USD. Một số mặt hàng khác như gạch ốp lát và sứ vệ sinh cũng có tỷ lệ XK rất khả quan tăng 12% và 6% so với năm 2012...

Ông Trương Quốc Đại, Phó Giám đốc Công ty sứ Thiên Thanh cho biết, sở dĩ đối tác chuyển sang đặt hàng của Việt Nam vì không muốn quá lệ thuộc vào một nhà cung cấp. Hơn nữa, chất lượng của hàng Việt Nam  cũng rất tốt, giá lại cạnh tranh nên cơ hội cho các DN Việt Nam không phải là nhỏ. Xét về giá, dù giá chào của Trung Quốc tuy rẻ hơn Việt Nam 10-20%, nhưng Việt Nam vẫn còn “cửa” do tay nghề lẫn chất lượng được đảm bảo nên vẫn có thể “cầm chân” được khách.

Tuy đã có nhiều khởi sắc, nhưng thực trạng XK VLXD hiện nay vẫn còn nhỏ lẻ, nặng tính tự phát, mặc dù khối lượng XK lớn nhưng giá trị còn thấp so với nhiều mặt hàng khác. Sản phẩm vật liệu XK chưa đa dạng và phần lớn đều qua trung gian cho nên phải gánh thêm khoản chi phí môi giới, làm tăng giá thành, giảm khả năng cạnh tranh so với các nước khác. Đặc biệt, các DN VLXD còn tự đưa mình vào thế khó khi cạnh tranh với nhau tại các thị trường XK, làm giảm hiệu quả XK.

Ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, thống kê cho thấy, lượng thép XK của Việt Nam là không lớn, nhưng gần đây lượng XK tăng cao, cộng thêm với giá bán ở mức khá thấp, đã khiến các nước đối tác xem xét đến phương án kiện để bảo vệ sản xuất nội địa. Thậm chí, tuy Việt Nam mới chính thức tham gia XK thép được vài năm nay, nhưng hai sản phẩm là thép cuộn cán nguội và ống thép đã có nguy cơ bị nước ngoài kiện chống bán phá giá.

Điều đáng nói là trong khi, tại nhiều thị trường khó tính như các nước Tây Âu, Nga, Mỹ... sản phẩm VLXD còn gặp những rào cản về thuế quan, chi phí tiếp thị, vận tải thì hàng hóa của nước ngoài lại rất dễ dàng xâm nhập thị trường Việt Nam. Thậm chí, gần như hàng NK luôn mặc sức tung hoành trên thị trường, còn các DN Việt thì rơi vào tình trạng “nhịn miệng đãi khách”.

Cạnh tranh ngay trên sân nhà

Tình trạng cạnh tranh hạ giá giữa các DN VLXD để tranh thị thường XK cũng khiến các nhà XK VLXD lo ngại. Có DN bán nguyên bộ gồm bàn cầu, bồn rửa mặt (cả chân), vòi nước giá chỉ có 26 USD/bộ để giành thị trường. Trong khi chi phí sản xuất bàn cầu đã là 22- 25 USD/cái, còn bồn rửa mặt (cả chân) thêm 10 USD/cái... “Chúng tôi chấp nhận đương đầu với sự cạnh tranh rất nặng ký từ Trung Quốc về tất cả mọi mặt. Nhưng đừng cạnh tranh bằng cách phá giá. Điều đó không chỉ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của các DN khác mà còn ảnh hưởng đến cái nhìn về chất lượng sản phẩm từ Việt Nam” - ông Đại bức xúc nói.

Nhận định về tình hình XK VLXD, ông Phạm Văn Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, việc XK các sản phẩm VLXD của nước ta hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Tuy Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát huy tiềm năng XK VLXD nhưng trong giai đoạn vừa qua còn nhiều bất cập cần khắc phục cả về cơ chế chính sách, cả về phía DN sản xuất kinh doanh… trong lĩnh vực này. Đặc biệt, các DN không nên chỉ lo đối phó với các vụ kiện khi XK, bản thân các DN cũng cần phải có biện pháp tự vệ ngay cả ở thị trường trong nước.

Mới đây, trong kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho rằng, Nhà nước cần sớm nghiên cứu ban hành chính sách “phòng vệ thương mại”, chống bán phá giá và cạnh tranh không lành mạnh, tạo điều kiện cho các DN Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng với DN nước ngoài. Các hiệp hội ngành nghề vật liệu xây dựng nên chủ động xây dựng mạng lưới, chủ động tổ chức cho các DN hợp tác XK đi vào các thị trường lớn, có tiềm năng lâu dài, chấm dứt tình trạng tranh mua, tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh, làm thiệt hại sản xuất, kinh doanh.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, bên cạnh lý do liên quan đến cơ chế, chính sách, hỗ trợ của Nhà nước cho công tác XK VLXD còn hạn chế do nguồn lực tài chính có hạn, thì nguyên nhân lớn hơn là sự chủ quan của các DN khi chưa mạnh dạn tìm kiếm thị trường XK. Các DN VLXD cũng chưa có được mặt hàng XK chủ lực và chưa có được thị trường XK lớn.

Vì vậy, trong năm 2014, định hướng cho XK VLXD đã được Vụ Vật liệu Xây dựng xác định rất rõ. Theo đó, về thị trường, ngoài các thị trường sẵn có của mình, các DN cần đầu tư cho việc nghiên cứu sâu các thị trường như châu Phi, châu Mỹ, châu Á như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, thị trường Trung Đông ...

Về định hướng sản phẩm, cần tập trung các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, chất lượng cao cho các thị trường khó tính như thị trường Mỹ, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu... Đồng thời xúc tiến tìm loại sản phẩm có chất lượng phù hợp tiếp cận vào các thị trường trung bình ở Nga, Thái Lan và các nước châu Phi.

Theo Hải quan (SJ)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?