Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển bền vững

Sử dụng gạch không nung để môi trường “xanh” hơn

27/06/2013 2:48:44 PM

Sản xuất gạch đất sét nung với khối lượng lớn trong những năm qua đã đáp ứng nhu cầu xây dựng, nhưng đồng thời cũng thể hiện những vấn đề đáng lo ngại như tiêu hao một lượng đất sét khổng lồ, giảm đáng kể diện tích đất canh tác cho nông nghiệp; nguồn tài nguyên này đã bắt đầu dần cạn kiệt, không thể tái tạo và chắc chắn sẽ không còn nhiều trong tương lai.

Thay vì sản xuất gạch xây thông dụng, lượng đất sét này, chúng ta có thể dùng vào việc sản xuất các sản phẩm trang trí cao cấp hơn, thẩm mỹ hơn hoặc gạch đặc chủng mang lại giá trị kinh tế hơn cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, đồng thời giảm được một khoản ngoại tệ dùng cho nhập khẩu các loại sản phẩm này.

Ngoài vấn đề tiêu hao tài nguyên, trong quá trình sản xuất gạch đất sét nung sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh; các lò nung gạch đã sử dụng một lượng lớn than cám, lâm sản để làm chất đốt, đặc biệt các lò đứng thủ công đã tận dụng phế thải công nghiệp để làm chất đốt, thải ra bầu khí quyển một lượng lớn khí thải độc hại CO2, SO2 ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng cư dân sinh sống trong khu vực, làm cho môi trường sống ngày càng xuống cấp.

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng do quá trình nung, đốt gạch gây ra, tài nguyên quốc gia ngày càng cạn kiệt, không tái tạo; vào năm 2010, Chính phủ đã ban hành Quyết định 567/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ráo riết về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung; giao trách nhiệm cho các ngành theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách đồng bộ để tạo điều kiện pháp lý cho các chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện việc đưa vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng.

Vật liệu xây không nung (gạch xi măng cốt liệu, gạch bê tông nhẹ, gạch silicát…) là loại vật liệu được phối hợp từ các nguyên liệu như xi măng, cát, mạt đá, các phế phẩm công nghiệp…. qua xử lý; đồng thời bổ sung thêm chất phụ gia cần thiết để sau nguyên công định hình thì tự đóng rắn, đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không phải qua công đoạn phơi và đưa vào lò, không phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng.

Có thể nói, gạch xây không nung không chỉ là sản phẩm gạch xây thông thường mà khi sử dụng nó còn mang thời đại; vì nó bảo vệ môi trường, nguyên liệu để sản xuất gạch xây không nung là những sản phẩm của vật liệu xây dựng khác đã hoàn chỉnh như xi măng, vôi, cát, bột đá, nguyên liệu cũng có thể là các phế thải trong công nghiệp xây dựng, công nghiệp khai thác khoáng sản, phế liệu trong nông nghiệp, công nghiệp chế biến… nó được ví như nhà máy xử lý chất thải trong cuộc sống của chúng ta.

  
Gạch xây dựng không nung

Quá trình sản xuất gạch xây không nung không sinh ra chất gây ô nhiễm, không tạo ra chất phế thải hoặc thải ra khí độc hại làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho sức khỏe cộng đồng cư dân. Năng lượng tiêu thụ trong quá trình sản xuất gạch không nung chiếm một phần nhỏ so với quá trình sản xuất các vật liệu khác, nhà sản xuất tiết kiệm được nhiên, nguyên liệu, giá thành sản phẩm thấp giúp cho người tiêu dùng có chọn lựa hợp lý với suất đầu tư.

Sản phẩm có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt tốt hơn vật liệu nung. Mẫu mã đa dạng, kích thước khác nhau, thích ứng tính đa dạng trong xây dựng. Cơ sở sản xuất có thể phát triển theo nhiều quy mô khác nhau, không bị khống chế nhiều về mặt bằng sản xuất.

Theo Tuổi trẻ *

 

Các tin khác:

Giải pháp phát triển bền vững ngành vật liệu xây dựng ()

Ecocem cho ra đời sản phẩm mới, xi măng đóng bao thân thiện môi trường ()

Vinacomin: Đẩy mạnh cơ giới hóa để phát triển bền vững ()

Vẫn đau đầu bài toán năng lượng ở Việt Nam ()

Phát triển kinh tế xanh càng sớm càng tốt ()

Cỗ máy xanh: robot tái chế rác ()

Vật liệu "xanh" hạ nhiệt cho ngôi nhà mùa nóng ()

Ứng dụng công nghệ nhiệt khí thải phát điện trong ngành xi măng ()

Chương trình phát triển Vật liệu xây không nung: Từng bước thay thế vật liệu nung ()

Thu hồi nhiệt thải công nghiệp: Giảm ô nhiễm, tiết kiệm tiền ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?