Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Tìm đòn bẩy cho thị trường vật liệu xây không nung

17/06/2012 3:22:26 PM

Với những tính năng ưu việt, dòng sản phẩm vật liệu xây không nung được xác định sẽ chiếm lĩnh thị trường xây dựng trong tương lai, giảm dần tỷ lệ vật liệu nung. Mặc dù có các tiêu chí rất rõ ràng nhưng trong quá trình thực hiện lộ trình phát triển vật liệu xây không nung vẫn nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc cần một “đòn bẩy” gỡ khó.


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Nên chọn hướng nào?


Nhu cầu về vật liệu xây tại Việt Nam tăng rất nhanh, khoảng 10-12%/năm. Nếu theo Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, nhu cầu sử dụng vật liệu xây vào năm 2015 và 2020 tương ứng khoảng 32 và 42 tỷ viên quy tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, để sản xuất một tỷ viên gạch đất sét nung quy tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất sét, tương đương 75ha đất nông nghiệp (độ sâu khai thác là 2m) và 150.000 tấn than, đồng thời thải ra khoảng 0,57 triệu tấn khí CO2 - tác nhân gây hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường. Như vậy, đến năm 2020, nếu đáp ứng nhu cầu vật liệu xây hoàn toàn bằng gạch đất sét nung sẽ tiêu tốn mỗi năm khoảng 57-60 triệu m3 đất sét, tương đương 2.800 đến 3.000ha đất nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia; đồng thời tiêu tốn 5,3-5,6 triệu tấn than và thải ra môi trường khoảng 17 triệu tấn khí CO2.

Bức tranh được phác họa từ những con số trên chính là lời thúc giục các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng buộc phải trả lời câu hỏi “nên chọn hướng nào?” để đảm bảo hài hòa lợi ích của cả cộng đồng.

Hiện nhiều nước trên thế giới đã loại bỏ vật liệu nung và thay thế bằng vật liệu xây không nung. Tại Việt Nam , phương án này cũng đã được ghi nhận và triển khai thực tế. Các chuyên gia trong ngành ghi nhận việc sử dụng vật liệu xây không nung sẽ hạn chế được các tác động bất lợi nêu trên, đồng thời đem lại nhiều hiệu quả tích cực về các mặt kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường. Quá trình sản xuất vật liệu xây không nung còn giúp tiêu thụ một phần đáng kể phế thải các ngành khác như nhiệt điện, luyện kim, khai khoáng..., góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như các chi phí xử lý phế thải.

Theo quy hoạch phát triển ngành điện và luyện kim, lượng tro, xỉ phát thải hàng năm sẽ tăng rất nhanh. Dự kiến đến năm 2020, lượng phế thải tro, xỉ khoảng 45 triệu tấn sẽ mất khoảng 1.100ha mặt bằng chứa phế thải. Trong khi đó, nếu tái sử dụng một phần nguồn thải này không chỉ giúp giải phóng được mặt bằng kho bãi mà còn tiết kiệm nguyên liệu sản xuất.

Đặc biệt, các loại vật liệu xây không nung đã nhanh chóng chứng minh được một số ưu điểm nổi bật như: nhẹ - giúp giảm tải trọng công trình, do đó tiết kiệm chi phí làm móng và khung chịu lực, đẩy nhanh tiến độ thi công; tính cách nhiệt cao, góp phần tích cực vào chương trình tiết kiệm năng lượng. Bởi vậy, Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 về Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 đã nêu rõ mục tiêu phát triển dòng sản phẩm này.

Theo đó, sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung nhằm thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.

Đối diện khó khăn


Phải thừa nhận rằng mặc dù đã có các tiêu chí rất rõ ràng nhưng trong quá trình thực hiện lộ trình này vẫn nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ.

Do các nhà máy sản xuất bêtông nhẹ ra đời vào lúc kinh tế nước gặp khó khăn, lạm phát cao, đầu tư công bị cắt giảm, thị trường bất động sản trầm lắng, chi phí tài chính lớn... khiến dòng sản phẩm này tiêu thụ chậm, hàng tồn kho nhiều dẫn đến sản xuất bị ngừng trệ.

Thống kê tình hình sản xuất và tiêu thụ một số loại sản phẩm vật liệu xây không nung trong năm 2011 cho thấy đa số các dây chuyền gạch block đã sản xuất hết công suất, tổng sản lượng đạt khoảng ba tỷ viên quy tiêu chuẩn nhưng sản lượng tiêu thụ chỉ đạt khoảng 85-90% lượng sản xuất. Cùng đó, gạch bêtông nhẹ với sản lượng bêtông khí khoảng 0,4 triệu m3, bêtông bọt khoảng 0,1 triệu m3 cũng chỉ có mức tiêu thụ vào khoảng 50-60% sản lượng. Tấm tường thạch cao, tấm 3D cùng một số chủng loại sản phẩm khác cũng rơi vào tình trạng ế ẩm tương tự...

Nguyên nhân được chỉ ra là do các nhà đầu tư còn thiếu kinh nghiệm, nguồn vốn lại hạn chế nên phần lớn chỉ nhập hệ thống dây chuyền công nghệ với trình độ trung bình, thiếu đồng bộ. Cùng đó, công tác chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất và tiếp thu công nghệ chưa tốt; cộng với đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật chưa được đào tạo chu đáo... nên các nhà máy phải vừa sản xuất vừa điều chỉnh, khắc phục các mặt yếu để ổn định sản xuất.

Khó khăn càng dồn đến với doanh nghiệp khi lãi suất vay vốn để đầu tư vào sản xuất tăng ở mức cao (quanh mốc 20%/năm) trong khi thủ tục vay vốn tại các ngân hàng thương mại cũng rất khó khăn. Những yếu tố này khiến giá thành sản xuất tăng. Điển hình như giá thành sản xuất bêtông khí chưng áp AAC hiện tại cao hơn so với gạch đất sét nung khoảng 20-25% do chi phí sản xuất cao hơn. Như vậy, khó khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây không nung vẫn chưa được hưởng các ưu đãi theo quy định tại Quyết định 567 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ.

Mặt khác, nhận thức của các nhà đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu và người tiêu dùng về dòng sản phẩm này chưa đầy đủ; thậm chí thiếu hiểu biết về vật liệu xây không nung nói riêng và bê tông khí nói chung. Để đạt các mục tiêu đã đề ra trong lộ trình phát triển vật liệu xây không nung cần có sự trợ giúp của cả xã hội, nhất là các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng và người tiêu dùng.

Đón chờ “đòn bẩy”


Chương trình 567 với mục tiêu phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20-25% vào năm 2015 đã được xã hội và các doanh nghiệp rất quan tâm. Chỉ tính ba chủng loại sản phẩm chính là gạch ximăng-cốt liệu, gạch bêtông khí chưng áp và gạch bêtông bọt thì tổng công suất đầu tư đã đạt 4,2 tỷ viên quy tiêu chuẩn/năm, chiếm từ 16-17 % so với tổng sản lượng vật liệu xây năm 2011, ước đạt 25 tỷ viên. Trong khi đó, cuối năm 2008, sản lượng vật liệu xây không nung mới chỉ chiếm 8-8,5%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đã chủ động chọn hướng đi mới.

Cùng đó, tỷ lệ gạch nhẹ trên tổng số vật liệu xây không nung phấn đấu đạt mục tiêu khoảng 21% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020 thì nay đã đạt 1,2 tỷ viên quy tiêu chuẩn/năm (chiếm khoảng 28,6%) - vượt mục tiêu đề ra. Tổng giá trị các doanh nghiệp đã đầu tư đến cuối năm 2011 khoảng hơn 2.500 tỷ đồng, trong đó đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung nhẹ (bêtông khí chưng áp và bêtông bọt) cũng gần 1.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đòn bẩy thực sự cho thị trường chính là Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 về tăng cường sử dụng vật liệu không nung, hạn chế sử dụng gạch đất sét nung của Chính phủ. Cùng với các hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật đã được Bộ Xây dựng ban hành, các doanh nghiệp kỳ vọng đây sẽ là lối mở để vật liệu không nung tiến quân, trước tiên là vào các công trình sử dụng vốn ngân sách.

Với sự hỗ trợ của các cơ chế chính sách, cùng những ủng hộ tích cực từ xã hội, hy vọng thời gian tới các doanh nghiệp sản xuất vật liệu không nung có thể toàn tâm toàn ý tập trung xúc tiến thương mại và quảng bá kích cầu sản phẩm./.

Theo TTXVN

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?