Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Thanh Hoá: Đất bỏ hoang, dân chờ việc vì dự án nhà máy xi măng

15/06/2012 12:03:21 PM

Tháng 12/2007, DA Nhà máy Xi măng Thanh Sơn được khởi công xây dựng trong niềm hân hoan của chính quyền và nhân dân huyện miền núi Ngọc Lặc. Nhưng sau một thời gian thi công, đến nay DA rất được kỳ vọng này vẫn trong tình trạng dang dở, gây lãng phí về tài nguyên đất và khiến nhiều lao động lâm cảnh mất tiền, chờ việc.


Mặt bằng nhà máy nay biến thành bãi trồng ngô của người dân


DA Nhà máy Xi măng Thanh Sơn do Cty CP Đầu tư thương mại Thăng Long làm chủ đầu tư, có tổng kinh phí 1.720 tỷ đồng, được trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại, sản xuất xi măng theo phương pháp khô, tự động hoá điều khiển, công suất thiết kế 2.500 tấn clinker/ngày, chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCTV 7204:2002. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ hoàn thành và đi vào sản xuất vào quý I/2010, sản phẩm sẽ được cung cấp cho thị trường các huyện miền tây Thanh Hoá và xuất khẩu sang nước bạn Lào. Với nhận thức sự ra đời của nhà máy trên địa bàn sẽ đóng góp tích cực vào chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng như giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà. Nhất là trong bối cảnh Ngọc Lặc đang trong quá trình chuyển đổi, phát triển xứng tầm là đô thị trung tâm khu vực miền tây của tỉnh. Lãnh đạo huyện cùng các phòng, ban chức năng và nhân dân 4 thôn trong vùng DA thuộc xã Thanh Sơn đã nhanh chóng hoàn thành công tác GPMB, bàn giao đúng tiến độ cho chủ đầu tư gần 36 ha đất nông, lâm nghiệp, đất vườn của trên 200 hộ dân, trong đó có 37 hộ phải di chuyển hoàn toàn.

Về phần chủ đầu tư, sau khi tiếp nhận mặt bằng “sạch” đã tập kết máy móc, nguyên vật liệu, tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy. Tuy nhiên, sau một thời gian thi công, hoàn thành được một số hạng mục gồm san lấp mặt bằng, xây dựng tường rào, cổng ra vào, nhà điều hành, nhà ở và khoan 500 cọc nhồi. DA đã đột ngột dừng lại “vô thời hạn” trong tình trạng dang dở cho đến nay. Không đành lòng nhìn đất bỏ hoang cho cỏ mọc, nhiều hộ dân đã ra cuốc đất trồng mía, trồng ngô tại khu vực mặt bằng của nhà máy.

Được biết, để chuẩn bị cho nhà máy ra đời và đi vào hoạt động, ngoài việc hy sinh quyền lợi riêng, chấp nhận đền bù, di chuyển của các hộ thuộc diện phải bàn giao đất. Theo sự vận động của chủ DA, nhiều hộ gia đình tại đây đã bỏ tiền, đầu tư cho con em mình đi đào tạo nghề để sau này làm việc cho nhà máy. Nhưng sau khi học nghề trở về, gần 300 lao động trẻ của địa phương (phần lớn thuộc các hộ diện thu hồi đất) vẫn đang ngày đêm chờ đợi, mong ngóng cơ hội trở thành công nhân của nhà máy. Đại diện cho các hộ dân, ông Đỗ Xuân Tám - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Sơn bày tỏ “Cũng như bà con khác, gia đình tôi đã nhanh chóng bàn giao 1,3 ha đất trồng lúa, đất vườn đồi cho nhà máy mà không so đo, tính toán vì nghĩ có nhà máy thì dân sẽ được nhiều cái lợi. Cũng vì tương lai bọn trẻ, gia đình tôi đã động viên hai đứa con trai đi học nghề 14 tháng tại Hải Phòng để về làm công nhân nhà máy. Dù đã được hỗ trợ tiền ăn, học phí của nhà đầu tư, nhưng vợ chồng tôi vẫn phải bỏ ra vài chục triệu chi cho các cháu học hành, tốn kém mấy cũng không nề hà vì nghĩ các cháu có công ăn việc làm ổn định ở ngay tại quê nhà thì còn gì bằng. Nhưng cứ đà này thì không biết đến bao giờ mong ước mới thành hiện thực. Chờ đợi quá lâu, các cháu nhà tôi cũng như nhiều cháu khác trong xã đã phải tạm thời vào Nam làm thuê kiếm sống”.

Ngoài số hộ dân và các lao động trên. Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc san lấp mặt bằng, xây dựng nhà máy của chủ đầu tư đã gây úng ngập khoảng 3ha đất trồng mầu của một số hộ dân vùng giáp ranh nhà máy thuộc các xã Vân Sơn, Lương Sơn, Thuý Sơn. Theo trình bày của ông Phạm Văn Hải - Trưởng thôn Thanh Ngọc, xã Thuý Sơn thì số diện tích này từ xưa đến nay là đất trồng ngô, lạc, đậu… của bà con. Nhưng từ khi nhà máy tiến hành san lấp mặt bằng và xây dựng thì nơi này đã biến thành ao nước mỗi khi mưa xuống. Gần đây nhất, đợt mưa vừa qua đã khiến toàn bộ cây trồng sắp đến kỳ thu hoạch của dân bị chìm trong nước, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế, nguồn sống trước mắt cũng như lâu dài cho bà con. Trước tình hình như vậy, thôn rồi xã cũng đã kiến nghị với cấp trên và chủ đầu tư, nhưng họ bảo “phải chờ” khi nào nhà máy được tái khởi động sẽ tiến hành xử lý luôn.

Trao đổi với PV Xây dựng, ông Bùi Trung Anh - Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc cho biết, do trụ sở chính của chủ đầu tư đóng tại Hà Nội nên huyện chưa có điều kiện làm việc trực tiếp với họ. Nhưng qua trao đổi trên điện thoại và tìm hiểu thông tin, được biết do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, phía chủ đầu tư là Cty CP Kim Anh đang gặp khó khăn về nguồn vốn nên chưa thể nhập được máy móc, thiết bị từ đối tác nước ngoài để đưa về lắp đặt tại nhà máy. Tuy nhiên, mặc dù chưa đưa ra được mốc thời gian cụ thể, lãnh đạo Cty CP Kim Anh cũng cho biết, cho đến nay, họ đã đầu tư vào DA tới trên 400 tỷ đồng nên không thể “bỏ cuộc” và sẽ cố gắng “tái khởi động” DA trong thời gian sớm nhất có thể. Nói về ảnh hưởng bởi sự chậm trễ của DA đối với các hộ dân bị thu hồi đất và các lao động đã được nhà máy hỗ trợ học nghề, ông Anh cho rằng, do hầu hết các hộ dân sau khi bàn giao mặt bằng, đã được nhận tiền đền bù, hỗ trợ thoả đáng, vẫn còn đất canh tác nên đã nhanh chóng tổ chức lại sản xuất, ổn định cuộc sống. Chỉ riêng số lao động đang chờ việc là có khó khăn và huyện vẫn chưa thể trả lời chính xác với bà con về thời gian nhà máy đi vào hoạt động.

Theo baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?