Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Ngành Xi măng khi tham gia AEC: Cơ hội hay thách thức?

19/03/2015 11:30:02 AM

(ximang.vn) Phải đến cuối năm 2015 này, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) mới chính thức được ra mắt, nhưng hiện nay có nhiều Tập đoàn cũng như doanh nghiệp xi măng lớn của nước ngoài đã đặt một chân tham gia vào lĩnh vực sản xuất nhiều tiềm năng này.

Tham gia vào thị trường kinh tế chung Đông Nam Á này không chỉ là cơ hội của các doanh nghiệp xi măng trong nước mà hơn hết còn đặt ra nhiều thách thức tiềm ẩn từ các Tập đoàn cũng như doanh nghiệp xi măng lớn của nước ngoài.

Xác định lại mục tiêu thay vì thị trường 90 triệu dân như trước kia, các doanh nghiệp xi măng Việt Nam đến cuối năm nay sẽ phải tham gia vào thị trường rộng lớn hơn 620 triệu dân. AEC là thị trường thương mại tự do nhưng đầy tính chuyên nghiệp và kỷ luật, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh tiêu thụ, chủ động hội nhập.


Nhiều cơ hội mở ra cho doanh nghiệp xi măng khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

Theo ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam nhận xét, tham gia AEC, thị trường xi măng Việt Nam sẽ không thay đổi nhiều bởi thực tế hiện nay mặt hàng xi măng trong nước chịu thuế xuất khẩu là 0%. Từ trước đến nay, mặt hàng xi măng sản xuất chủ yếu phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước và một phần dành cho xuất khẩu.

Việt Nam có nguồn tài nguyên và nguyên liệu phong phú do vậy nguồn cung cho thị trường xi măng nội địa khá dồi dào, giá xi măng lại thấp hơn so với mặt bằng chung các nước trong khu vực. Đây là lý do các doanh nghiệp xi măng nước ngoài thay vì xuất khẩu xi măng vào Việt Nam, họ lại chọn cách tham gia vào thị trường sản xuất, khai thác nguồn tài nguyên và đích ngắm là các thị trường giá cao hơn để xuất khẩu.

Theo ông Nguyễn Quang Cung cho biết, việc đầu tư nhà máy xi măng là rất khó, mức đầu tư trung bình trên 300 triệu USD/ nhà máy. Doanh nghiệp Việt Nam lại yếu về tài chính,  vốn tự có không nhiều thậm chí  10-20% vốn tự có cũng không đủ toàn phải đi vay. Thêm vào đó, việc lựa chọn nhà thầu mất nhiều thời gian, quy hoạch xây dựng nhà máy chỉ 2-3 năm nhưng nhiều nhà máy xây dựng tới 7-9 năm mới xong vì vậy xảy ra hiện tượng dồn toa.

Nhiều đối tác nước ngoài nhân cơ hội này đã không bỏ lỡ cơ hội chộp lấy miếng mồi ngon. Bài toán thâu tóm nhiều nhà máy xi măng của các doanh nghiệp nước ngoài đã bắt đầu diễn ra từ năm 2012.

Tháng 3/2012, Tập đoàn Siam Cement Group (SCG) của Thái Lan có kinh nghiệm gần 100 năm trong lĩnh vực xi măng và các giải pháp xây dựng và là một trong những Tập đoàn xuất khẩu xi măng lớn nhất thế giới, đã chi 5,5 triệu USD để mua lại 99% cổ phần và nâng cấp Nhà máy Xi măng Bửu Long (Đồng Nai) có công suất 200.000 tấn/năm.

Trước đây, đơn vị này chuyên sản xuất xi măng trắng và xám chất lượng cao phục vụ thị trường Việt Nam. Ngay sau khi mua lại nhà máy, Tập đoàn SCG tiếp tục đầu tư, nâng cấp công suất  nhà máy lên 80.000 tấn xi măng trắng/năm và 120.000 tấn xi măng xám/ năm. Tổng mức đầu tư cho việc mua lại và nâng cấp nhà máy Xi măng Bửu Long là 5,5 triệu USD.

Ông Pramote Techasupatkul, Chủ tịch SCG Cement cho biết, lý do để mua lại Bửu Long vì SCG Cemen thấy được tiềm năng to lớn của thị trường xi măng tại Việt Nam. Không chỉ mong muốn  thâu tóm thị trường xi măng Việt Nam, mục tiêu của SCG còn xây dựng nhà máy xi măng tại Campuchia và thiết lập mạng lưới bán bê tông tươi ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Không chỉ các Tập đoàn lớn của Thái Lan nhòm ngó đến thị trường xi măng Việt Nam mà Tập đoàn Semen Indonesia (PTSI) cũng xâm nhập thị trường xi măng Việt Nam. Tháng 12/2012, Tập đoàn Semen Indonesia đã chính thức sở hữu Công ty CP Xi măng Thăng Long sau khi mua lại 70% cổ phần từ tay của Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco).

Hiện tại, công suất dây chuyền 1 và trạm nghiền của Xi măng Thăng Long là 2,3 triệu tấn. Dây chuyền 2 của Xi măng Thăng Long đã được Chính phủ cho phép đầu tư trong Quy hoạch Phát triển Công nghiệp Xi măng Việt Nam đến 2020, định hướng đến 2030  với công suất tương tự dây chuyền 1.


Cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm thị trường xi măng truyền thống.

Theo kế hoạch tổng thể, Xi măng Thăng Long sẽ mở rộng năng lực sản xuất thông qua hai công ty con là Công ty CP Xi măng Thăng Long 2 (TLCC2) và Công ty CP Xi măng An Phú (APCC) nhằm nâng tổng công suất sản xuất lên 6,3 triệu tấn xi măng/năm. Cụ thể, Semen Indonesia sẽ đầu tư xây dựng một nhà máy mới có công suất 1,5 triệu tấn/năm. Nhà máy mới dự kiến được khởi công vào  trong thời gian sớm nhất đi vào hoạt động sau 3 năm xây dựng, số tiền đầu tư cho nhà máy dự kiến khoảng 250-300 triệu USD, phần lớn được huy động từ các khoản vay ngân hàng.

Công ty Xi măng Thăng Long đã hoạt động hết công suất 2,5 triệu tấn một năm nên việc xây dựng thêm một nhà máy mới ở khu vực phía Nam là cần thiết. Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu thị trường đang gia tăng, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở các nước ASEAN khác như Singapore, Campuchia, Lào và Myanmar.

Được đánh giá là thương vụ ấn tượng của năm, bởi Xi măng Thăng Long đã khẳng định được tên tuổi trên thị trường xi măng trong nước, lại có nhà máy chính nằm cạnh Cảng biển nước sâu Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), có vị trí gần hệ thống đường thủy nội địa và đường cao tốc liên tỉnh thuận lợi cho khâu phân phối sản phẩm với chi phí thấp. Thậm chí, theo tính toán của phía Indonesia, chi phí vận chuyển xi măng sang thị trường này có thể thấp hơn cả việc vận chuyển tiêu thụ tại Việt Nam.

Sau khi về với Semen Gresik, thương hiệu Xi măng Thăng Long đã nhanh chóng có tên trên bản đồ xuất khẩu, với sản lượng xuất khẩu chiếm khoảng 40%/năm, chủ yếu sang thị trường Indonesia, Singapore và một số nước Trung Đông.

Nhiều chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp nước ngoài có nhiều thuận lợi khi mua lại các nhà máy xi măng sẵn có tại Việt Nam. Nếu đầu tư nhà máy xi măng mới, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trước hết là sự gian nan của các thủ tục xin cấp phép, tìm địa điểm xây dựng nhà máy, khai thác mỏ đá…

Theo ông Nguyễn Quang Cung, giống như lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đổ vào Việt Nam thâu tóm ngành xi măng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp xi măng trong nước đang làm ăn kinh doanh tốt thì sao phải bán cho nước ngoài để lợi nhuận chảy vào túi họ và Việt Nam phải chịu gánh nặng lớn về môi trường.

Được biết, chính vì những lý do trên mà 2 năm trước, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam đã có một loạt kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, trong đó kiến nghị không để các Tập đoàn xi măng nước ngoài thôn tính các nhà máy xi măng lớn đang có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Chẳng thế mà ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã chủ động tái cơ cấu ngành xi măng, những nhà máy xi măng cần tái cơ cấu nợ đã được bán cho các doanh nghiệp lớn trong nước như Viettel, Vicem hay Tập đoàn Xi măng Vissai…

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng vẫn chưa hết khó ()

Xi măng Vissai Ninh Bình hăng hái sản xuất đầu năm ()

Ngành xi măng đang được hậu thuẫn bởi nhiều yếu tố ()

Khoáng sản và Xi măng Cần Thơ giải trình biến động kết quả kinh doanh năm 2014 ()

Ngành xi măng đang khởi sắc trở lại ()

Xi măng Bỉm Sơn sẽ thực hiện trả cổ tức bằng tiền năm 2011 với tỷ lệ 3% ()

Giá điện tăng làm khó ngành thép, xi măng ()

Doanh nghiệp xi măng kỳ vọng trong năm 2015 ()

Tháng 2: Lợi nhuận, doanh thu Tổng Công ty Viglacera tăng ()

Xi măng Thăng Long - Mục tiêu trở thành Tập đoàn xi măng hàng đầu tại Việt Nam ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?