Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Cải tiến kỹ thuật

Xi măng thân thiện môi trường cho các công trình xanh

13/09/2014 11:21:48 AM

Trong điều kiện công trình xanh đang ngày càng dành được nhiều sự quan tâm và việc các bộ tiêu chuẩn liên tiếp được phát triển và áp dụng trên quy mô toàn cầu đã dẫn tới những yêu cầu cao hơn trong vấn đề vật liệu sử dụng. Cũng như các loại vật liệu khác, các nhà sản xuất xi măng đã áp dụng các quy trình sản xuất cũng như sản xuất ra nhiều loại xi măng thân thiện với môi trường.

Theo Tiến sĩ Djwantoro Hardjito, giảng viên tại Khoa Xây dựng trường Đại học Petra Christian, Surabaya cho biết thì một số loại xi măng mới có thể được xem như là vật liệu “xanh” nhờ vào việc giảm tối đa lượng CO2 sản sinh trong quá trình sản xuất cũng như ít sử dụng các loại vật liệu thô tự nhiên hơn trong khi vẫn đảm bảo khả năng chịu lực.

Ông Oepoyo Prakoso, quản lý tại Holcim Indonesia còn cho biết thêm về việc các nhà sản xuất xi măng bắt buộc phải sử dụng hệ thống Quản lý Môi trường EMS và hệ thống Quản lý chất lượng QMS cùng hệ thống Quản lý điều kiện làm việc và an toàn lao động OHS và các phương pháp có thể áp dụng để giảm thiểu khí nhà kính.

Đầu tiên, giảm lượng vật liệu clinker sử dụng cho mỗi tấn xi măng bằng việc thay thế clinker bằng các vật liệu thay thế khác. Tiếp theo là việc dùng các nguồn năng lượng thay thế như khí sinh học hay năng lượng từ các vật liệu phế thải. Cuối cùng là việc điều chỉnh và tiến hành bảo dưỡng hệ thống một cách thích hợp để tăng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Mặc dù mỗi đơn vị sẽ có những đặc điểm riêng trong quá trình sản xuất nhưng Oepoyo tin rằng sẽ không có sự khá biệt giữa xi măng “xanh” so với xi măng thông thường tại Holcim Indonesia. “Chúng tôi vẫn phải tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia cũng như ASTM (Tiêu chuẩn Mỹ cho Thí nghiệm và Vật liệu).”

Tiến sĩ Djwantoro cũng đã bắt đầu quan sát thấy sự xu thế trong ngành công nghiệp sản xuất xi măng, “Chúng ta cần phải nhìn nhận rằng phần lớn các nhà sản xuất xi măng đang có nhiều động thái hết sức nghiêm túc nhằm cải thiện sản phẩm của họ trở nên thân thiện với môi trường hơn và giảm lượng khí CO2 trong quá trình sản xuất.”


Phần lớn xi măng trên thị trường Indonesia đều thuộc loại PPC hoặc PCC đều là những loại xi măng thân thiện với môi trường.

Bên cạnh những nỗ lực từ phía các công ty sản xuất thì Tiến sĩ Djwantoro với tư cách là một nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra những định hướng. Ông đã thực hiện đề tài nghiên cứu về Bùn núi lửa Sidoarjo tại Indonesia nhằm nghiên cứu và tìm ra những tiềm năng để có thể đưa vật liệu này vào sử dụng trong xây dựng. Ông đã nhận ra việc áp dụng những biện pháp xử lí nhất định sẽ khiến lớp bùn trở thành vật liệu gốc silic rất hoàn hảo và có thể được áp dụng rộng rãi thay thế cho xi măng. Nhờ vào việc sử dụng thay thế này, khối lượng khí CO2 được thải ra môi trường sẽ giảm đi rõ rệt vì thực tế cho thấy, quá trình sản xuất xi măng thông thường cần nung nóng vật liệu tới 1400oC trong khi bùn núi lửa chỉ cần được nung nóng tới nhiệt độ 600-800oC, qua đó đồng thời làm giảm lượng nhiên liệu hoá thạch cần sử dụng.

Một đặc điểm lợi thế khác của bùn núi lửa sau xử lí là nó có chất lượng hạt tốt hơn, do đó có khả năng sử dụng rộng rãi hơn. Về khả năng chịu lực, Tiến sĩ Djwantoro vẫn đang tiếp tục công trình nghiên cứu của mình để đánh giá khả năng sử dụng của vật liệu này trong thời gian dài. Trong khoảng thời gian ngắn thì vật liệu này đã cho thấy khả năng chịu lực rất tốt. Không chỉ thế, bùn núi lửa còn cho thấy nó là vật liệu tốt có thể được dùng để cách nhiệt và chống lửa.

Tuy vậy, Tiến Sĩ Djwantoro nói thêm rằng lượng bùn núi lửa hiện có sẽ có thể không đủ để cung cấp cho quá trình sản xuất công nghiệp. “Tôi hi vọng rằng phát minh này sẽ được áp dụng cho các công trình xây dựng tại Sidoarjo và các khu vực lân cận, góp phần cho phép chuyển đổi các vật liệu thừa thãi thành vật liệu khác có giá trị và thân thiện với môi trường - từ rác thải tới tài nguyên”. Ông cũng hi vọng nghiên cứu này sẽ mở đầu cho chuỗi nhiều nghiên cứu khác trong tương lai, tập trung vào việc biến vật liệu không mong muốn hoặc rác thải thành các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường khác.

Quỳnh Trang
(TH/ AsiaGreenBuilding)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?