Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Đồng Tháp: Lập đề án phát triển vật liệu xây không nung

22/08/2014 9:17:20 AM

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ra quyết định đến năm 2020 sẽ loại bỏ hoàn toàn gạch đất sét nung. Thay vào đó, tỉnh lập đề án gần 84,2 tỷ đồng phát triển các sản phẩm vật liệu xây không nung (VLXKN) bao gồm gạch bê tông bọt, gạch bê tông khí chưng áp, gạch xi măng cốt liệu.

Theo thống kê đến nay trên địa bàn tỉnh có 168 cơ sở sản xuất với khoảng 499 lò gạch đất sét nung. Nhiên liệu hầu hết các lò gạch đều sử dụng trấu để đốt lò; nguyên liệu đất sét được khai thác chủ yếu từ đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh với sản lượng sản xuất hơn 290 triệu viên/năm, chủ yếu là gạch ống và gạch thẻ.

Hầu hết các lò gạch thủ công không có hệ thống xử lý khí thải trước khi thải vào môi trường, do đó gây ô nhiễm môi trường cao. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, hầu hết các cơ sở sản xuất gạch nung thủ công trên địa bàn tỉnh đều không đạt yêu cầu. Các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường chủ yếu là bụi, CO và HF.

Hiện tại các cơ sở sản xuất gạch đang sản xuất không hiệu quả do gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, phải mua nguyên liệu, nhiên liệu với giá tương đối cao, lao động làm việc cho các lò gạch ngày càng khan hiếm, một số cơ sở hiện tại đã tạm ngưng hoạt động.


Đồng Tháp đang nghiên cứu hỗ trợ đầu tư công nghệ mới, sản phẩm mới cho ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng.

Hầu hết các cơ sở sản xuất chấp nhận chủ trương của Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung.

Hiện tỉnh Đồng Tháp có một nhà máy sản xuất bê tông bọt của công ty Hidico đặt tại thành phố Sa Đéc với công suất 40.000 m3/năm. Để sản xuất và phát triển gạch không nung, tỉnh tiếp tục phổ biến các chủ trương của Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung; tuyên truyền những lợi ích lâu dài về bảo vệ môi trường, về bảo vệ diện tích đất nông nghiệp khi hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung.

Đối với các dự án có xây dựng công trình sử dụng vốn Nhà nước bắt buộc sử dụng vật liệu xây không nung theo quy định, đồng thời chi phí hỗ trợ tháo dỡ mỗi lò là 10 triệu đồng.

Tỉnh phấn đấu sản xuất gạch không nung đến năm 2018 gồm gạch bê tông bọt, gạch xi măng cốt liệu và gạch bê tông khí chưng áp là 145 triệu viên/năm, đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây không nung trên toàn tỉnh. Mục tiêu của tỉnh Đồng Tháp là loại bỏ lò gạch đất sét nung thay thế bằng việc sử dụng vật liệu xây không nung nhằm tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Quỳnh Trang (TH/ TTXVN)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?