Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Kinh nghiệm vận hành

Yêu cầu đối với Tổ máy phát điện khi sử dụng nguồn điện tận dụng nhiệt thừa trong nhà máy xi măng

18/08/2014 4:47:18 PM

Theo Thông tư số 32/2010/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 30/07/2011,Tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện trung áp khi sử dụng nguồn điện tận dụng nhiệt thừa trong nhà máy xi măng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Máy cắt của tổ máy phát điện tại điểm đấu nối phải có khả năng cắt dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép và cách ly được tổ máy ra khỏi lưới điện phân phối trong mọi chế độ vận hành. Dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian loại trừ sự cố, đối với mạng trung áp, được quy định như sau:

- Dòng ngắn mạch lớn nhất: 25kA

- Thời gian loại trừ sự cố: 500ms

- Thời gian chịu đựng của thiết bị: 3s

Trường hợp đặc biệt, đơn vị phân phối điện có trách nhiệm đề xuất để được phép áp dụng mức dòng ngắn mạch lớn nhất cao hơn mức trên và lập hồ sơ bao gồm đánh giá ảnh hưởng việc áp dụng giá trị dòng điện ngắn mạch lớn nhất đó tới Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối bị ảnh hưởng trực tiếp, trình Cục Điều tiết điện lực xem xét phê duyệt.  

2. Có khả năng phát công suất tác dụng định mức liên tục trong dải tần số từ 49Hz đến 51Hz. Trong dải tần số từ 47Hz đến 49Hz, mức giảm công suất không cầu của mức giảm tần số hệ thống điện, phù hợp với đặc tuyến quan hệ giữa công suất tác dụng và tần số của tổ máy. Trong trường hợp tần số thấp hơn 47Hz hoặc cao hơn 51Hz, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có tổ máy phát điện có quyền quyết định tách hoặc không tách đấu nối các tổ máy phát điện khỏi lưới phân phối điện .

3. Trong điều kiện vận hành bình thường, tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối phải có khả năng phát công suất phản kháng theo đặc tính công suất của tổ máy và giữ được độ lệch điện áp trong dải quy định là ±5%.

4. Máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối có khả năng cung cấp công suất phản kháng phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Có khả năng điều chỉnh liên tục công suất phản kháng phát lên lưới điện phân phối để điều chỉnh điện áp trên lưới điện phân phối;

b) Có hệ thống kích từ đảm bảo duy trì điện áp đầu ra ổn định trong dải vận hành của các tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối.

5. Tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối phải có khả năng chịu được mức mất đối xứng điện áp trong hệ thống điện theo quy định (trong chế độ làm việc bình thường, thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha không vượt quá 5% điện áp danh định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp) và chịu được thành phần dòng điện thứ tự không và thứ tự nghịch không nhỏ hơn thời gian loại trừ ngắn mạch pha-pha và pha-đất gần máy phát bằng bảo vệ dự phòng có liên hệ với điểm đấu nối.

6. Trong trường hợp điểm đấu nối được trang bị thiết bị tự động đóng lại, hệ thống rơ le bảo vệ của nhà máy điện phải đảm bảo phối hợp được với thiết bị tự động đóng lại của Đơn vị phân phối điện và phải được thiết kế để đảm bảo tách được tổ máy phát điện khỏi lưới điện phân phối ngay sau khi máy cắt, thiết bị tự động đóng lại hoặc dao phân đoạn của lưới điện phân phối mở ra lần đầu tiên và duy trì cách ly tổ máy phát điện khỏi lưới điện phân phối cho tới khi lưới điện phân phối được khôi phục hoàn toàn.

Ngoài các yêu cầu kỹ thuật được quy định như trên, các tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối còn phải đáp ứng các quy định về: Yêu cầu về sóng hài: Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp tại mọi điểm đấu nối không được vượt quá giới hạn quy định đối với cấp trung áp và hạ áp: Tổng biến dạng song hài 6,5%, biến dạng riêng lẻ 3%.

- Yêu cầu về độ nhấp nháy điện áp: Tại điểm đấu nối trung và hạ áp, mức nhấp nháy ngắn hạn (Pst) không được vượt quá 0,9 và mức nhấp nháy dài hạn (Plt) không được vượt quá 0,7 căn cứ tiêu chuẩn IEC1000-3-7.

- Yêu cầu về hệ thống thông tin (yêu cầu đối với các máy phát có công suất lớn hơn hoặc bằng 10MW của khách hàng): Khách hàng có trách nhiệm lắp đặt hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý của mình và kết nối hệ thống này với hệ thống thông tin của Đơn vị phân phối điện phục vụ thông tin liên lạc và truyền dữ liệu trong vận hành hệ thống điện.

- Yêu cầu về hệ thống SCADA/DMS (yêu cầu đối với các máy phát có công suất lớn hơn hoặc bằng 10MW của khách hàng): Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt và kết nối đường truyền dữ liệu hệ thống SCADA/ DMS từ lưới điện thuộc phạm vi quản lý với hệ thống SCADA/DMS của Đơn vị phân phối điện.

 

 
Nhiều nhà máy xi măng đã tận dụng tốt lượng nhiệt thải trong quá trình sản xuất để tự sản xuất điện năng


Thông tin về các tổ máy phát của khách hàng đấu nối vào lưới trung áp trở lên (thông tin phải cung cấp cho Đơn vị phân phối điện, quản lý lưới điện):

a. Đặc tính vận hành máy phát điện Với mỗi loại tổ máy phát điện, cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin sau:

- Số tổ máy phát điện;
- Công suất phát định mức MW;
- Công suất phát tổ máy định mức MVA;
- Công suất tác dụng tải tự dùng MW;
- Công suất phản kháng tải tự dùng MVAr;
- Điện áp đầu cực kV;
- Dải công suất tác dụng MW-MW;
- Công suất phản kháng phát tại mức công suất tác dụng định mức MVAr;
- Công suất phản kháng nhận tại mức công suất tác dụng định mức MVAr;
- Hệ số ngắn mạch;
- Dòng stator định mức (A);
- Dòng rotor định mức tại dòng đầu ra định mức (công suất tác dụng định mức, hệ số mang tải định mức, điện áp đầu cực định mức) và tốc độ rotor định mức (A);
- Điện áp rotor định mức (kV);
- Dải vận hành của tổ máy phát bao gồm giới hạn nhiệt và kích từ;
- Đồ thị từ hóa hở mạch;
- Đặc tính ngắn mạch;
- Đồ thị thành phần công suất không tải;
- Đồ thị điện áp;
- Thời gian đồng bộ từ trạng thái ấm (giờ);
- Thời gian đồng bộ từ trạng thái lạnh (giờ);
- Thời gian vận hành tối thiểu;
- Thời gian dừng tối thiểu;
- Tải bình thường định mức (MW/phút);
- Tách tải bình thường định mức (MW/ phút);
- Loại nhiên liệu khởi động;
- Khả năng thay đổi nhiên liệu khi có tải;
- Các chế độ sẵn sàng;
- Thời gian thay đổi chế độ tải;
- Dải điều khiển cho hệ thống điều chỉnh tần số thứ cấp (SFRS) vận hành (MW);
- Các đặc tính vận hành liên quan khác;
- Cung cấp thông tin chi tiết về công suất dự phòng của máy phát trong các chế độ vận hành khác nhau.

Với các nhà máy nhiệt điện, ngoài các thông số yêu cầu ở trên phải cung cấp thêm sơ đồ khối chức năng của các thành phần chính của nhà máy, lò hơi, máy phát xoay chiều, các nguồn cung cấp nhiệt hoặc hơi.

b. Mô tả kỹ thuật của mỗi tổ máy phát điện

Các thông số và giá trị sau:

- Điện kháng đồng bộ dọc trục Xd;
- Điện kháng quá độ dọc trục X’d
- Điện kháng tiền quá độ chưa bão hòa dọc trục X’’d;
- Điện kháng đồng bộ ngang trục Xq;
- Điện kháng quá độ chưa bão hòa ngang trục X’q;
- Điện kháng tiền quá độ ngang trục X’’q;
- Điện kháng nghịch X2;
- Điện kháng thứ tự không Xo;
- Điện trở Stator Ra;
- Điện kháng khe hở stator XL;
- Điện kháng điểm Xp;
- Biểu tượng và giá trị hằng số thời gian máy máy điện;
- Trục thuận mở mạch quá độ Tdo’ (s);
- Trục thuận mở mạch tiền quá độ Tdo’’(s)
- Trục góc vuông mở mạch quá độ Tqo’ (s);
- Trục góc vuông mở mạch tiền quá độ Tqo’’(s)
- Trục thuận ngắn mạch quá độ Td’ (s);
- Trục thuận ngắn mạch tiền qúa độ Td’’ (s);
- Trục góc vuông ngắn mạch quá độ Tq’ (s);
- Trục góc vuông ngắn mạch tiền quá độ Tq’’ (s);
- Hằng số quán tính tuabin máy phát cho toàn bộ khối quay (MWsec/MVA);

c. Hệ thống kích từ

Dự kiến kiểu kích từ và thiết bị ổn định hệ thống điện (PSS) (nếu có), sơ đồ khối Laplace theo tiêu chuẩn IEEE (hoặc tiêu chuẩn tương đương được phép áp dụng) cùng các thông số và hàm truyền kèm theo.

d. Hệ thống điều tốc và ổn định

Dự kiến kiểu điều tốc, sơ đồ khối Laplace theo tiêu chuẩn IEEE (hoặc tiêu chuẩn tương đương được phép áp dụng) cùng các thông số và hàm truyền kèm theo.

đ. Hệ thống bảo vệ và điều khiển

- Cung cấp thông tin về hệ thống bảo vệ rơ le của máy phát.

- Cung cấp thông tin về hệ thống tự động điều khiển của nhà máy và dự kiến phương thức ghép nối với hệ thống SCADA, thiết bị đầu cuối viễn thông của nhà máy và trạm biến áp của Khách hàng có đề nghị đấu nối.

 

 

Các tin khác:

Ứng dụng thiết kế Hệ thống đếm bao trong công nghiệp sản xuất xi măng ()

Nghiền than Anthracite bằng máy nghiền đứng (P2) ()

Nghiền than Anthracite bằng máy nghiền đứng (P1) ()

Phục hồi bề mặt bằng công nghệ hàn đắp ()

Buồng đốt PREPOL SC của POLYSIUS cho nhiên liệu thứ cấp dạng cục (P2) ()

Buồng đốt PREPOL SC của POLYSIUS cho nhiên liệu thứ cấp dạng cục (P1) ()

Giải pháp sử dụng nhiên liệu thay thế và kiểm soát sự phát thải trong các nhà máy xi măng của FLSmidth (P5) ()

Giải pháp sử dụng nhiên liệu thay thế và kiểm soát sự phát thải trong các nhà máy xi măng của FLSmidth (P4) ()

Giải pháp sử dụng nhiên liệu thay thế và kiểm soát sự phát thải trong các nhà máy xi măng của FLSmidth (P3) ()

Giải pháp sử dụng nhiên liệu thay thế và kiểm soát sự phát thải trong các nhà máy xi măng của FLSmidth (P2) ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?