Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Thị trường thép xuất khẩu ngày càng bị thu hẹp

05/08/2014 10:34:13 AM

Thời gian vừa qua, hàng loạt sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam nhiều bị nước điều tra cáo buộc bán phá giá. Điều này khiến cho thị trường thép xuất khẩu ngày một bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp thép rơi vào tình trạng lao đao.

Cuối tháng 12/2012, việc Indonesia áp thuế chống bán phá giá (CBPG) từ 13,5-36,6% khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thép vào thị trường này chuyển dần sang thị trường khác như Brazil. Thế nhưng đến cuối năm 2013, Brazil cũng công bố áp thuế CBPG 35,6% đối với thép cuộn cán nguội của VIệt Nam.

Ước tính lượng thép cán nguội xuất khẩu vào Brazil đã giảm 15% so với trước đó. Đại diện Công ty thép SeAH Steel cho biết trong thời gian bị điều tra và chờ Mỹ áp thuế CBPG, sản lượng xuất khẩu đã giảm mạnh khiến Công ty này phải chuyển hướng tìm các thị trường mới ở châu Á... Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, đơn vị này đã từng nhận được thư từ Malaysia và Thái Lan cảnh báo tôn phủ kim loại và sơn phủ màu có nguy cơ bị kiện CBPG khi số lượng xuất khẩu từ Việt Nam vào hai nước này đang gia tăng. Ngay cả Indonesia cũng đã dùng biện pháp tự vệ bằng cách nâng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm tôn mạ vào nước này.


Các sản phẩm thép của Việt Nam đang đối diện nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu.

Tổng Giám đốc một Công ty thép tại TP.HCM cho rằng hiện nay các nước có xu hướng bảo hộ nền sản xuất trong nước thông qua các hàng rào thương mại, đây là những trở ngại lớn cho các doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu sản phẩm. Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty Hoa Sen nhận xét, việc điều tra của Indonesia đối với tôn lợp nhà nhập khẩu từ Việt Nam là việc bảo hộ thái quá, tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng và làm tổn hại đến mục tiêu tự do hóa thương mại trong khối ASEAN. Các động thái đó sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp và nguy cơ mất thị trường xuất khẩu tại các nước ASEAN nếu không có giải pháp đối phó tích cực.

Mất thị trường xuất khẩu ASEAN sẽ khiến cho nhiều doanh nghiệp thép nội càng trở nên khốn khó hơn bởi thị trường nội địa nhiều năm nay đã rơi vào tình trạng cung vượt cầu. Cụ thể, công suất tôn cán nguội của các doanh nghiệp Việt Nam trên 3 triệu tấn/năm nhưng năng lực tiêu thụ tại thị trường nội địa chỉ bằng một nửa, khoảng 1,5 triệu tấn/năm. Tương tự, công suất lắp đặt các nhà máy tôn mạ lớn hiện nay là 2,5 triệu tấn/năm nhưng tiêu thụ tại nội địa chỉ khoảng 1 triệu tấn/năm... Đó là chưa kể các doanh nghiệp thép nội còn phải cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại thị trường nội địa.

Quỳnh Trang (TH/ Thanh niên)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?