Các thành viên khác nằm trong Ban chỉ đạo Cổ phần hóa là đại diện đến từ Cục Tài chính doanh nghiệp Bộ Tài chính và Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Xây dựng. 3 Công ty con TNHH MTV nằm trong danh sách Cổ phần hóa cùng Công ty mẹ, gồm: Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch, Xi măng Vicem Hải Phòng, Xi măng Vicem Tam Điệp.
Trước mắt, Ban Chỉ đạo Cổ phần hóa Vicem sẽ thành lập Tổ giúp việc triển khai công tác Cổ phần hóa. Tiếp đến là thực hiện lựa chọn tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án Cổ phần hóa báo cáo Bộ Xây dựng xem xét, quyết định; Thẩm tra, trình Bộ Xây dựng quyết định công bố giá trị doanh nghiệp; Thẩm tra, trình Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt phương án Cổ phần hóa; Chỉ đạo Tổ giúp việc, Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam quyết toán, bàn giao sang Công ty Cổ phần theo quy định.
Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, tiền thân là Liên hiệp các Xí nghiệp Xi măng được thành lập ngày 1/4/1980, là doanh nghiệp nhà nước hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và phân phối xi măng có công suất 20 triệu tấn xi măng/năm, chiếm 34% thị phần xi măng cả nước. Vicem đảm nhận vai trò điều tiết thị trường xi măng, bình ổn giá, hỗ trợ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
Hiện tại, Tổng Công ty Vicem sở hữu 8 đơn vị thành viên. Năm 2011, sản phẩm của tất cả các Công ty thành viên sản xuất xi măng của Vicem đã thống nhất chung thương hiệu là : Vicem Hải Phòng, Vicem Hoàng Mai, Vicem Hà Tiên, Vicem Bỉm Sơn, Vicem Hoàng Thạch, Vicem Bút Sơn, Vicem Hải Vân và Vicem Tam Điệp. 5 doanh nghiệp thành viên đã hoàn thành xong Cổ phần hóa và chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần là Vicem Hoàng Mai, Vicem Bỉm Sơn, Vicem Hải Vân, Vicem Bút Sơn và Vicem Hà Tiên.
Năm 2014, Vicem đặt mục tiêu tiêu thụ 21 triệu tấn sản phẩm, sản xuất clinker 16-17 triệu tấn, doanh thu trên 30.000 tỷ đồng, lợi nhuận 500 tỷ đồng.
Quỳnh Trang (TH/ Đầu tư)