Mỹ: Kế hoạch xây dựng nhà máy thu giữ carbon lớn nhất Thế giới
Dự án Bison là nhà máy thu khí trực tiếp có quy mô lớn đầu tiên ở Mỹ, theo công ty CarbonCapture cho biết. Với sự hợp tác của Công ty Frontier Carbon Solutions có trụ sở tại Dallas trong liên doanh, nhà máy này sẽ được xây dựng nhằm thu CO2 và giữ chúng dưới lòng đất, ngăn sự xâm nhập vào bầu khí quyển.
Sản xuất gạch tuynel giảm thiểu nhiên liệu hóa thạch
Theo ước tính của Bộ xây dựng, để sản xuất ra 1 tỷ viên gạch đất sét nung phải tiêu tốn 1,5 triệu m³ đất sét, 150.000 tấn than và thải ra môi trường ½ triệu tấn CO2. Chính vì thế, trong thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã xóa bỏ các lò gạch thủ công, lò cải tiến sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch sang sản xuất gạch tuynel, đổi mới công nghệ, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ô nhiễm môi trường.
Thanh Hóa: Đồng xử lý rác thải - Xu hướng tất yếu trong sản xuất xi măng
Sản xuất xi măng là một ngành công nghiệp tiêu hao khá nhiều chất đốt phục vụ cho quá trình nung luyện clinker. Tuy nhiên, do nguồn nhiên liệu đang dần cạn kiệt, nên nhiều quốc gia trên Thế giới đã, đang tìm kiếm nguồn năng lượng khác để thay thế, trong đó có việc tận thu nhiệt từ quá trình xử lý rác thải. Việc tận dụng nguồn nhiên liệu sản xuất từ chất thải rắn vừa góp phần giải quyết vấn đề bức xúc về nhiên liệu cho các nhà máy xi măng, cũng như góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xây nhà ở bằng gỗ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu
Nhà ở xây bằng gỗ còn giúp giữ được đủ đất trồng cây lương thực để nuôi dân số thế giới ngày càng tăng. Đây là kết quả một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (PIK, Đức) đăng trên tạp chí Nature Communications.
INSEE Việt Nam chú trọng sản xuất ngày càng thân thiện với môi trường
Trong suốt hành trình hơn 30 năm hoạt động tại Việt Nam, INSEE (tiền thân là xi măng Holcim) với vai trò là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, dịch vụ quản lý chất thải tại Châu Á và tiên phong trong sản xuất xanh. Với những nỗ lực không ngừng, Công ty liên tục cải tiến công nghệ và nâng cao năng lực nhằm đưa đến các giải pháp xi măng với mức kiểm soát phát thải tối ưu, đặc biệt tuân thủ các quy định pháp luật tại Việt Nam và những tiêu chuẩn Quốc tế.
Hydro - Chủ đề nóng nhất trong ngành sản xuất xi măng (P2)
Ngành Xi măng đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc cố gắng đạt được trung hòa carbon. Gần một nửa lượng CO2 phát thải ra từ quá trình sản xuất xi măng là do nung các nguyên liệu, chủ yếu là đá vôi. Việc đốt các nhiên liệu để đốt lò chiếm khoảng 40% tổng lượng phát thải CO2. Có một số giải pháp giảm thiểu phát thải CO2 hóa thạch, ví dụ như thay thế các nhiên liệu hóa thạch bằng các nhiên liệu có nguồn gốc từ phế thải càng nhiều càng tốt, giảm bớt hệ số clinker trong xi măng, hoặc thu gom và tồn trữ carbon.
Báo cáo biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc phát ra "Mã đỏ cho loài người" (P2)
Hồi chuông báo tử cho than và các nhiên liệu hóa thạch, trước khi chúng phá hủy hành tinh của chúng ta. Đây là một phần trong Tuyên bố của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres khi trình bày báo cáo vừa mới được công bố từ các nhà khoa học thuộc Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) [1].