Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng năm 2011

25/06/2012 11:16:27 AM

Năm 2011 ngành công nghiệp VLXD Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình lạm phát, sức tiêu thụ nhiều hàng hóa giảm, lãi suất tiền vay ngân hàng cùng nhiều chi phí đầu vào tăng cao, trong khi đó cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Để tháo gỡ khó khăn nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực tìm hướng phát triển thị trường trong đó đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường khu vực và thế giới.

 

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết  XUẤT NHẬP KHẨU VẬT LIỆU XÂY DỰNG NĂM 2011 của Kỹ sư Nguyễn Thị Vân Thanh – Văn phòng Hội VLXDVN

I. Xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu VLXD năm 2011 đạt 766,012 triệu USD lớn nhất từ trước đến nay, tăng 86,45% so năm 2010 và tất cả các loại mặt hàng đều tăng. Kim ngạch xuất khẩu từng loại mặt hàng VLXD như Bảng 1.

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu VLXD năm 2011 và mức tăng trưởng so với năm 2010


Đá xây dựng: 10 công ty hàng đầu về xuất khẩu đá xây dựng chiếm 66,26% tổng kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng, trong đó đứng đầu vẫn là Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex có kim ngạch xuất khẩu 44 USD triệu chiếm đến 41,64%. Thị trường xuất khẩu đá xây dựng Việt Nam lớn nhất vẫn là Bỉ (chiếm 29,21%), Úc (chiếm 13,38%), Mỹ (chiếm 9%)… đây là những thị trường tiêu thụ đá xây dựng hàng đầu thế giới.

- Gạch gốm xây dựng: 10 công ty hàng đầu về xuất khẩu gạch gốm chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó công ty CP công nghiệp Gốm sứ Taicera có kim ngạch 36,694 triệu USD chiếm 19,81%  tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Lào, Đài Loan, Thái Lan, Cămpuchia… Như vậy những năm gần đây thị trường xuất khẩu gạch gốm xây dựng vẫn là các nước trong khu vực và châu Á.

- Sứ vệ sinh: 10 công ty hàng đầu về xuất khẩu sứ vệ sinh chiếm 97,31% tổng kim ngạch, đứng đầu là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và liên doanh như Công ty TNHH TOTO Việt Nam, Công ty CP Thiết bị Vệ sinh Caesar Việt Nam, Công ty TNHH INAX Việt Nam. Thị trường xuất khẩu sứ xây dựng Việt Nam bao gồm: Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Cămpuchia…

- Thủy tinh : 10 công ty hàng đầu về xuất khẩu về thủy tinh chiếm 95,69% tổng kim ngạch và Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam là đơn vị có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Thị trường xuất khẩu thủy tinh Việt Nam bao gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan…

- Clanhke xi măng: Năm 2011 do khó khăn trong tiêu thụ xi măng trong nước nên các doanh nghiệp đã đẩy mạnh công tác xuất khẩu clanhke xi măng ra thị trường thế giới. Năm 2011 cả nước đã xuất khẩu 5 triệu tấn clanhke và 0,5 triệu tấn xi măng. Các đơn vị có kim ngạch xuất khẩu clanhke và xi măng lớn nhất là Công ty xi măng Phúc sơn, Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát Visia, Công ty CP Xi măng Thăng Long, Công ty xi măng Chinfon, Công ty CP Xi măng Cẩm Phả… Thị trường xi măng lớn nhất của Việt Nam là Bangladesh đạt kim ngạch là 118,584 triệu USD chiếm đến 37,16% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia… Dự kiến năm 2012 cả nước sẽ xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn clanhke và xi măng.

II. Nhập khẩu


Kim ngạch nhập khẩu VLXD năm 2011 đạt 665,164 triệu USD, tăng 34,6% so năm 2010. Kim ngạch nhập khẩu từng loại mặt hàng VLXD như Bảng 2.

Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu VLXD năm 2011 và so sánh với kim ngạch nhập khẩu năm 2010


Như vậy so với kim ngạch nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng VLXD đều lớn hơn, đây là một thành tích rất lớn của công tác xuất khẩu VLXD... Riêng mặt hàng thủy tinh do nhu cầu sử dụng các loại thủy tinh cao cấp trong nước  nên kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu. Đặc biệt công nghiệp khai thác chế biến nguyên liệu sản xuất gốm sứ trong nước không theo kịp sự phát triển sản xuất và nguồn nguyên liệu khoáng sản trong nước còn những hạn chế nên hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu từ nước ngoài.

- Đá xây dựng:  Thị trường nhập khẩu đá xây dựng Việt Nam lớn nhất  là Trung Quốc, Indonesia, Tây Ban Nha, Ấn Độ. Riêng 4 thị trường trên đã chiếm đến 88,65% kim ngạch nhập khẩu đá xây dựng năm 2011.

- Gạch gốm xây dựng: Thị trường  nhập khẩu gạch gốm xây dựng của Việt Nam là Trung Quốc, Đức, Malaysia, Tây Ban Nha. Các thị trường trên đã chiếm đến 92% kim ngạch nhập khẩu gạch gốm xây dựng năm 2011.

- Sứ vệ sinh:. Thị trường nhập khẩu sứ xây dựng lớn nhất của Việt Nam gồm: Trung Quốc và Thái Lan. Hai thị trường trên chiếm đến 74,11% kim ngạch nhập khẩu gạch sứ vệ sinh xây dựng năm 2011.

- Thủy tinh: Thị trường nhập khẩu thủy tinh Việt Nam bao gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Mỹ… Trong đó Nhật Bản chiến đến 31%, Trung Quốc chiếm đến 2 % tổng kim ngạch nhập khẩu thủy tinh năm 2011.

- Clanhke xi măng:  Việt Nam nhập khẩu clanhke xi măng lớn nhất từ Thái Lan và Malaysia. Kim ngạch nhập khẩu xi măng năm 2011 từ Thái Lan là 49,328 triệu USD, chiếm đến 86% tổng kim ngạch nhập khẩu. Một số doanh nghiệp phía Nam nhập khẩu clanhke do có mối quan hệ khăng khít của các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ngòai, chất lượng clanhke nhập khẩu khá  ổn định, vận chuyển thuận lợi, giá cả so với clanhke vận chuyển từ phía Bắc vào không chênh lệch nhiều.

 - Nguyên liệu sản xuất VLXD: Các nguyên liệu nhập khẩu bao gồm men, mầu, glaze,  frit, zicon, fendspar, bột mầu, nguyên liệu làm men, mầu... để phục vụ sản xuất gốm sứ. Thị trường nhập khẩu men, mầu, glaze,  frit, zicon của Việt Nam là Trung Quốc tiếp theo là các nước và khu vực như Đức, Hồng Kông, Ấn độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc…và thị trường nhập khẩu fendspar, bột mầu, nguyên liệu làm men, mầu là  Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ… Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu  từ Trung Quốc chiếm  đến 75% tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất gốm sứ.

Như vậy ngoại trừ clanhke xi măng, Việt Nam nhập các loại VLXD và nguyên liệu sản xuất gốm sứ nhập nhiều nhất từ Trung Quốc.

Thị trường VLXD năm 2012 phải đối mặt với rất nhiều thách thức, tăng trưởng kinh tế quý I chỉ đạt 4%, mức thấp nhất kể từ quý I/2009, khu vực công nghiệp và xây dựng là 2,9%. Tình trạng bất động sản đóng băng đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất cũng như tiêu thụ VLXD trong nước. Nhiều lĩnh vực sản xuất VLXD năng lực đang vượt nhu cầu trước mắt vì vậy mở rộng thị trường để thúc đẩy sản xuất, tận dụng năng lực đã đầu tư là việc làm rất cấp bách. Muốn vươn ra thị trường khu vực và thế giới chúng ta cần phải xây dựng chiến lược xuất khẩu các loại mặt hàng VLXD mà chúng ta có thế mạnh, sản phẩm hàng xuất khẩu phải đạt chất lượng cao, tổ chức xuất khẩu phải có đầu mối, có  tổ chức tránh tình trạng mạnh ai người ấy làm dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh dễ bị các nước nhập khẩu dìm giá. Khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đối với các doạnh nghiệp VLXD trong nước còn do việc quản lý hàng VLXD nhập khẩu vào thị trường Việt Nam dưới dạng lậu và gian lận thương mại đặc biệt là gốm sứ và gạch gốm ốp lát, vì vậy việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng  trong công tác chống buôn lậu và hàng rào kỹ thuật kiểm tra hàng nhập khẩu cần phải nâng cao và hoạt động có hiệu quả hơn.

Theo hoivatlieuxaydungvietnam

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?