Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Quy định pháp luật

Quy định kỹ thuật về công tác thăm dò cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp

02/03/2016 9:08:35 AM

(ximang.vn) Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 01/2016/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật về công tác thăm dò cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp.

Tại Thông tư quy định:

* Yêu cầu về cấp trữ lượng và mạng lưới thăm dò:

- Mỏ cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp thăm dò đến trữ lượng cấp 122.

- Mạng lưới các công trình thăm dò:

 + Mạng lưới công trình thăm dò theo tuyến tối đa là 400m, công trình trên tuyến tối đa là 200m;

 + Đối với mỏ có diện tích nhỏ hơn 1 ha và chiều dài phân bố không quá 500m phải có 01 công trình khống chế bề dày thân khoáng hoặc khống chế đến cốt cao  dự kiến thăm dò ở trung tâm khu vực thăm dò;

 + Đo vẽ mô tả địa chất tại thực địa từng điểm lộ phải được mô tả được đặc điểm địa chất, thành phần, cấu tạo và xác định được ranh giới thân khoáng làm cơ sở xác định bề dày biên, bề dày trung bình của thân khoáng trong diện tích thăm dò.

* Yêu cầu kỹ thuật công tác thăm dò:

- Công trình thăm dò đều phải xác định toạ độ, độ cao theo hệ toạ độ, độ cao Quốc gia (đảm bảo không chồng lấn với: khu vực thăm dò khác, khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khai thác tại thực địa).

- Tùy theo diện tích, mức độ phức tạp về địa hình của mỏ và mục đích sử dụng, địa hình mỏ phải được đo vẽ ở tỷ lệ 1: 5.000 hoặc lớn hơn.

- Công trình thăm dò phải được chọn phù hợp với cấu tạo và chiều dày các thân khoáng, đặc điểm địa hình.

- Mạng lưới các công trình thăm dò thiết kế theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.

- Công trình khoan (nếu có) phải bảo đảm tỷ lệ mẫu lõi khoan lấy được qua các thân khoáng không dưới 70%.

- Công trình: giếng, hào, hố, moong khai thác, các vết lộ tự nhiên và nhân tạo trong khu vực thăm dò đều phải được thu thập tài liệu, thành lập thiết đồ theo quy định hiện hành và thể hiện vị trí trên bản đồ tài liệu thực tế.

- Đối với công tác địa chất thủy văn, địa chất công trình:

 + Về địa chất thủy văn: công tác đo vẽ địa chất thủy văn đối với mỏ không ngập nước phải xác định lượng sơ bộ lượng nước chảy vào mỏ, khả năng tháo khô khu mỏ. Đối với mỏ ngập nước phải dự kiến ảnh hưởng của hoạt động khai thác đến dòng chảy của sông;

 + Về địa chất công trình: căn cứ vào kết quả mẫu cơ lý, các khu vực có điều kiện địa chất công trình tương tự, xác định góc dốc bờ moong định hướng cho khai thác.

* Yêu cầu về công tác nghiên cứu chất lượng:

- Công trình thăm dò đã thi công đều phải thu thập thành lập các loại tài liệu theo quy định hiện hành và lấy mẫu nghiên cứu chất lượng. Số lượng, chủng loại mẫu phù hợp với mục đích nghiên cứu và được thể hiện trong đề án thăm dò. Đối với mẫu rãnh, chiều dài tối đa không quá 10m.

- Mỏ đất, đá làm vật liệu san lấp phải lấy, gia công, phân tích các loại mẫu sau:

 + Mẫu cơ lý: lấy tại công trình thăm dò, mỗi tầng sản phẩm phải có 01 mẫu cơ lý toàn diện;

 + Mỗi tầng sản phẩm phải lấy 01 mẫu xác định: thể trọng lớn, độ ẩm, hệ số nở rời; 01 mẫu rãnh phân tích hóa toàn diện và hoạt độ phóng xạ.

- Mỏ cát, sỏi lòng sông phải lấy, gia công, phân tích các loại mẫu sau:

 + Mẫu phân tích độ hạt: lấy, phân tích theo tầng sản phẩm và tuân thủ quy định về chiều dài đối với mẫu rãnh;

 + Mẫu hóa toàn diện và hoạt độ phóng xạ, mẫu cơ lý, mẫu trọng sa và mẫu thể trọng, mẫu xác định hệ số nở rời: phải lấy đại diện cho các tầng sản phẩm có mặt trong mỏ, tối thiểu 01 mẫu/01 tầng sản phẩm.

Ngoài ra tùy mục đích sử dụng có thể lấy, phân tích các loại mẫu khác phù hợp với chỉ tiêu tính trữ lượng.

Quy trình lấy, gia công, phân tích và việc xử lý kiểm soát chất lượng mẫu cơ lý đối với đất, đá làm vật liệu san lấp; mẫu độ hạt đối với cát, sỏi lòng sông phải tuân thủ theo quy định hiện hành về kiểm soát chất lượng.

* Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối khối tính trữ lượng:

- Yêu cầu về mức độ nghiên cứu địa chất:

 + Xác định được ranh giới, hình dạng của các thân khoáng; bề mặt địa hình;

 + Mỏ đất, đá làm vật liệu san lấp phải xác định tính chất cơ lý, chỉ tiêu về đất xây dựng.

- Yêu cầu về khoanh nối ranh giới tính trữ lượng:

Khối tính trữ lượng được khoanh định dựa vào công trình thăm dò, các điểm lộ được đo vẽ, mô tả địa chất. Ranh giới khối tính trữ lượng cấp 122 có thể ngoại suy, nhưng phần ngoại suy không quá 200m theo đường phương hoặc chiều dài phân  bố thân khoáng và không quá 100m theo hướng cắm hoặc bề rộng thân khoáng. Đồng thời phần ngoại suy phải có kết quả đo vẽ địa chất đã khẳng định được đặc điểm địa chất khoáng sản tương tự với vị trí có công trình khống chế.

- Yêu cầu về mức độ nghiên cứu khả thi1:

 + Chỉ tiêu tính trữ lượng được áp dụng theo các tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật hoặc theo chỉ tiêu (hàm lượng, thành phần vật chất của khoáng vật…) ở khu mỏ có điều kiện địa chất, khai thác tương tự đã được phê duyệt;

 + Đã sơ bộ lựa chọn được giải pháp kỹ thuật khai thác và hướng sử dụng phù hợp.

- Yêu cầu về mức độ hiệu quả kinh tế: Trên cơ sở so sánh với các mỏ đang khai thác có điều kiện tương tự, chứng minh được việc khai thác có hiệu quả kinh tế tại thời điểm đánh giá trữ lượng.

* Yêu cầu về công tác tính trữ lượng:

- Trữ lượng được tính trên cơ sở chỉ tiêu tính trữ lượng tương ứng với lĩnh vực sử dụng và được quy định cụ thể trong Đề án thăm dò.

- Phải xác định sơ bộ ranh giới khai trường, góc dốc sườn tầng, góc dốc bờ moong kết thúc khai thác, hệ số bóc và khối lượng đất bóc.

- Phương pháp tính trữ lượng được lựa chọn phù hợp với đặc điểm thân khoáng để đảm bảo độ tin cậy.

- Trữ lượng được tính theo đơn vị m3.

Quỳnh Trang (ximang.vn)

 

Các tin khác:

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có hiệu lực từ 1/5 ()

Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhà máy Xi măng Sông Lam ()

Cần ban hành Đề án tổng thể về xử lý tro xỉ các nhà máy nhiệt điện ()

Quảng Ngãi tạm thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đá làm VLXD thông thường tại mỏ đá núi Giữa ()

Quảng Ninh: Phê duyệt khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản ()

Quảng Bình phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020 ()

Bình Thuận hạn chế khai thác vật liệu xây dựng trái phép ()

Đồng Tháp: Phê duyệt giá truy thu tiền thuê đất của Xi măng Hà Tiên 1 ()

Bộ Công Thương lâp đoàn kiểm tra phôi thép nhập khẩu ()

Quảng Ngãi: Phê duyệt tiền cấp quyền khai thác cát khu vực sông Trà Khúc làm VLXD thông thường ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?