Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Quy định pháp luật

Quảng Bình: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản

25/03/2016 1:58:12 PM

Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động khoáng sản đang từng bước được chấn chỉnh đi vào nề nếp. Tuy nhiên, thời gian gần đây, công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác còn bộc lộ hạn chế, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn diễn ra ở một số nơi trên địa bàn. Để chấn chỉnh tình trạng trên, ngày 21/3, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức khai thác, sử dụng khoáng sản thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo đúng quy định của pháp luật;

- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép;

- Rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khoáng sản đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội; kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở sản xuất trên địa bàn sử dụng nguyên liệu hợp pháp phục vụ sản xuất nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.

2. Sở Công thương:

- Nâng cao năng lực, trách nhiệm trong việc thẩm định thiết kế cơ sở, dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ, thiết kế mỏ theo đúng quy định. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện thiết kế mỏ; quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản;

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hoá đơn, chứng từ hợp lệ; xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.


3. Công an tỉnh chỉ đạo các phòng chức năng và Công an các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động khai thác trái phép khoáng sản. Thường xuyên tuần tra, kiểm soát; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác, buôn bán, vận chuyển khoáng sản không rõ nguồn gốc, không có giấy tờ hợp pháp. Trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì thực hiện khởi tố để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

4. Sở Tài chính:

- Rà soát, kịp thời cập nhật giá các loại khoáng sản để tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản theo đúng quy định;

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm kinh phí cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác để đảm bảo các ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả.

5. Cục Thuế chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, đối chiếu khối lượng kê khai, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản; tổ chức kê khai, thu nộp các loại thuế, phí đảm bảo thu đúng, đủ theo quy định, tránh thất thu ngân sách.

6. Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn lao động, kiểm tra việc đào tạo, sử dụng lao động và thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động của các tổ chức khai thác khoáng sản.

7. UBND các huyện, thành phố, thị xã:

- Tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; vận động người dân không tiếp tay cho các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép;

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương; chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn, đặc biệt ở khu vực giáp ranh giữa các xã, các huyện;

- Chỉ đạo, tổ chức thường xuyên các Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện, của xã để kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân khai thác trái phép khoáng sản. Có biện pháp quản lý hiệu quả không để xảy ra tình trạng khai thác trái phép khoáng sản tái diễn. Địa phương nào để xẩy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép thì Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và pháp luật và bị xử lý theo Quy định số 01-QĐ/TU ngày 03/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

8. Các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện tốt quy định của pháp luật về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và Quy định về phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 27/7/2015.

9. Các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; các tổ chức, các nhân sử dụng khoáng sản:

- Có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản trong diện tích được cấp giấy phép; khai thác khoáng sản theo đúng dự án đầu tư đã được phê duyệt, thu hồi tối đa các loại khoáng sản được phép khai thác; nếu phát hiện khoáng sản mới phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng.

- Nghiêm cấm các cơ sở sản xuất sử dụng khoáng sản không rõ nguồn gốc, xuất xứ, khoáng sản khai thác trái phép để làm nguyên liệu sản xuất. Đến 30/4/2016, các cơ sở sử dụng khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất (có mỏ được cấp phép hoặc hợp đồng với các đơn vị khai thác mỏ), nếu không chủ động được nguồn nguyên liệu, tiếp tục sử dụng nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc sẽ bị xử lý, đình chỉ hoạt động.

- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định cấp phép, nhất là thực hiện nghiêm quy định về đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; đảm bảo môi trường trong quá trình khai thác và thực hiện tốt hoàn trả mặt bằng, phục hồi môi trường.

10. Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, các cơ quan chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về khoáng sản nhằm nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp và nhân dân trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản. Biểu dương những đơn vị, cá nhân làm tốt, đấu tranh phê phán, lên án những hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản.

Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.

Quỳnh Trang (TH/ CTT Quảng Bình)

 

Các tin khác:

Từ 21/3: Quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu có hiệu lực ()

Khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản tại Ninh Thuận ()

Quy định kỹ thuật về công tác thăm dò cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp ()

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có hiệu lực từ 1/5 ()

Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhà máy Xi măng Sông Lam ()

Cần ban hành Đề án tổng thể về xử lý tro xỉ các nhà máy nhiệt điện ()

Quảng Ngãi tạm thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đá làm VLXD thông thường tại mỏ đá núi Giữa ()

Quảng Ninh: Phê duyệt khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản ()

Quảng Bình phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020 ()

Bình Thuận hạn chế khai thác vật liệu xây dựng trái phép ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?