Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Quy định pháp luật

Hướng dẫn khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

30/06/2023 8:46:31 AM

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành văn bản số 4766/BTNMT-KSVN gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc được áp dụng cơ chế đặc thù.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành văn bản số 4766/BTNMT-KSVN gửi UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng về việc hướng dẫn khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ các Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc được áp dụng cơ chế đặc thù.

Trên cơ sở ý kiến của các bộ ngành, địa phương, căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị quyết của Chính phủ về cho phép áp dụng cơ chế đặc thù đối với các dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường làm rõ thêm về thủ tục đối với các mỏ khoáng sản nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án nhưng chưa cấp Giấy phép khai thác như sau:

Về thủ tục xác nhận khu vực, khối lượng, công suất và kế hoạch khai thác khoáng sản, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố thực hiện xác nhận khu vực, khối lượng, công suất và kế hoạch khai thác khoáng sản (sau đây gọi là Bản xác nhận khối lượng khai thác) trong Hồ sơ đăng ký khối lượng khai thác cho nhà thầu thi công Dự án...

Về bảo vệ môi trường, đối với các mỏ cát, sỏi lòng sông nằm ở các đoạn sông, suối có nguy cơ sạt lở cao, UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện thực tế để xem xét, hướng dẫn nhà thầu lập đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông; tuân thủ các quy định của pháp luật về tài nguyên nước, trong đó có Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/2/2020 của Chính phủ quy định quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ bãi sông.

Về khảo sát, thăm dò đánh giá trữ lượng, đối với các mỏ đã được khảo sát, thăm dò xác định chất lượng, trữ lượng trong hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu xây dựng phục vụ Dự án, UBND các tỉnh, thành phố thực hiện các thủ tục xác nhận khu vực, khối lượng, công suất và kế hoạch khai thác khoáng sản trong hồ sơ đăng ký khối lượng khai thác cho nhà thầu thi công Dự án...
 

Trường hợp trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án chưa có số liệu về tài nguyên, trữ lượng, địa phương chỉ đạo việc thực hiện khảo sát nhanh mà không phải thực hiện các thủ tục cấp phép thăm dò khoáng sản (không quy định mức độ xác định cấp tài nguyên, trữ lượng). Địa phương cân nhắc mức độ khảo sát, đánh giá để có số liệu lập hồ sơ đăng ký khối lượng khai thác. Kết quả khảo sát sẽ được sử dụng để lập hồ sơ đăng ký khối lượng khai thác. Việc khảo sát nhanh có thể tham khảo một số bước cần thiết theo Thông tư số 01/2016/TT-BTNMT ngày 13/1/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về công tác thăm dò cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp.

Xác định kinh phí cấp quyền khai thác khoáng sản, UBND cấp tỉnh căn cứ khối lượng khoáng sản theo Hồ sơ đăng ký khối lượng khai thác (được xác định tại mục 3), tạm tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản làm cơ sở xác định các nghĩa vụ tài chính liên quan để yêu cầu nhà thầu thực hiện. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chính thức được tính theo sản lượng khai thác thực tế và thu theo quy định tại khoản 4 Điều 6 và khoản 4 Điều 9 Nghị định số 67/2019/NĐ-CP...

Liên quan đến việc xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản do nhà nước đầu tư (trong đó có đơn giá tính chi phí hoàn trả) được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ; Quyết định số 04/2018/QĐ-TTg ngày 23/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định phương pháp xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả, phương thức hoàn trả; quy định chế độ thu, quản lý, sử dụng chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do nhà nước đã đầu tư; Thông tư số 23/2018/TT-BTNMT ngày 15/11/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về tổ chức xác định, thẩm định và phê duyệt kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả do nhà nước đã đầu tư.

Trường hợp chi phí thăm dò khoáng sản do các tổ chức, cá nhân khác đã đầu tư, theo đó, việc hoàn trả được thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP. Cụ thể, được thực hiện với nguyên tắc “tự thỏa thuận” theo pháp luật về dân sự. Trường hợp các bên không tự thỏa thuận được thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định chi phí đã đầu tư phải hoàn trả theo nguyên tắc quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP.

Về thu hồi, sử dụng đất, đối với các khu mỏ đất khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc các hạng mục của Dự án được phê duyệt theo quy định thì thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Đất đai, các địa phương tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật.

Các khu mỏ đất không thuộc các hạng mục của Dự án được phê duyệt theo quy định, sẽ thuộc trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm đ, khoản 3, Điều 62 Luật Đất đai. Do đó, Chủ đầu tư thực hiện sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Điều 73 Luật Đất đai.

ximang.vn (TH/ TTXVN)

 

Các tin khác:

Đề xuất sửa danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu ()

Điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản ()

Ban hành danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất ()

Phú Yên đưa vật liệu xây dựng thông thường vào mặt hàng kê khai giá ()

Quảng Ngãi: Bổ sung danh mục cát làm vật liệu xây dựng vào diện phải kê khai giá ()

Thừa Thiên - Huế: Phê duyệt bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản ()

Tăng cường sản xuất, sử dụng VLXKN thay thế gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ()

Tăng cường công tác quản lý vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ()

Bắc Kạn ban hành Quy định mới về quản lý vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh ()

Kon Tum: Phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2022 ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?