Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Quy định pháp luật

Bộ Xây dựng đề nghị dừng xuất khẩu cát tận thu ở Phú Quốc

22/12/2017 4:03:12 PM

Về việc dừng xuất khẩu cát nhiễm mặn tận thu từ dự án nạo vét vùng nước cảng quân sự Vùng 5 Hải quân, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Bộ Xây dựng đã có Văn bản sô 2988/BXD-VLXD gửi Văn phòng Chính phủ.

Theo đó, Bộ Xây dựng nhận được công văn số 1433/PC-VPCP ngày 23/11/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc xuất khẩu cát nhiễm mặn tận thu từ dự án nạo vét vùng nước cảng quân sự Vùng 5 Hải quân, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Về vấn đề này, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Thông báo số 278/TB-VPCP ngày 22/6/2017 của Văn phòng Chính phủ, giao Bộ Xây dựng “Chủ trì rà soát quy hoạch xây dựng đô thị, quản lý chặt chẽ việc khai thác cát xây dựng, nghiêm túc thực hiện chủ trương không cấp phép xuất khẩu cát”. Bộ Xây dựng đã nghiêm túc dừng hướng dẫn xuất khẩu cát nhiễm mặn tận thu từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng tại các cửa sông, cảng biển theo Thông báo số 407/TB-VPCP ngày 17/12/2012 của Văn phòng Chính phủ.


Phú Quốc xuất khẩu hơn 1 triệu m³ cát nhiễm mặn sang Singapore.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo tại Thông báo số 325/TB-VPCP ngày 25/7/2017 của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Bộ Xây dựng đã giao cho các cơ quan chuyên môn: “Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu sử dụng cát nhiễm mặn để phục vụ nhu cầu san lấp và làm vật liệu xây dựng trong nước; đồng thời xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sử dụng loại vật liệu này”.

Đối với việc sử dụng cát nhiễm mặn tận thu từ dự án nạo vét vùng nước cảng quân sự Vùng 5 Hải quân, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Kiên Giang đã có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, cụ thể sau:

Văn bản số 1545/BXD-VLXD ngày 07/7/2017 của Bộ Xây dựng, trong đó kiến nghị thực hiện nghiêm dừng xuất khẩu cát nhiễm mặn theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 278/TB-VPCP ngày 22/6/2017 và văn bản số 9826/VPCP-CN ngày 15/9/2017 của Văn phòng Chính phủ.

Văn bản số 1195/UBND-KTCN ngày 26/7/2017 của UBND tỉnh Kiên Giang gửi Văn phòng Chính phủ, trong đó kiến nghị việc “thu hồi cát nhiễm mặn không nên xuất khẩu mà chỉ để phục vụ cho nhu cầu san lấp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung hiện đang thiếu nguồn cát san lấp rất lớn và đang có nhu cầu nhập khẩu từ nước ngoài”;

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 9826/VPCP-CN ngày 15/9/2017 thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: “giao cho Bộ Xây dựng nghiên cứu việc ngừng xuất khẩu cát vĩnh viễn của Campuchia và ảnh hưởng tới thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam và có giải pháp phù hợp để hướng dẫn các địa phương chủ động đảm bảo thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn. Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương không xuất khẩu mọi loại cát ra nước ngoài”, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 249/BXD-VLXD ngày 23/10/2017 đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thông báo cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan về chủ trương: “Việt Nam không xuất khẩu mọi loại cát ra nước ngoài”. Vì vậy, Bộ Xây dựng đề nghị Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để Bộ Tư lệnh Hải quân biết và thực hiện.
 
Quỳnh Trang (TH/ Xây dựng)

 

Các tin khác:

Điện Biên: Cấp 56 giấy phép, phê duyệt 31 điểm mỏ hoạt động khoáng sản ()

Bộ Xây dựng có ý kiến về việc xuất khẩu đá vôi xây dựng ()

TP.Hà Nội: Rà soát tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển VLXD đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ()

Xi măng Đồng Bành kiến nghị xử lý an toàn thi công đường vào mỏ đá vôi ()

Toàn tỉnh Gia Lai có 12 khu vực mỏ cát xây dựng được cấp phép ()

Từ 25/8: Bắc Kạn cấm mọi hoạt động nung đốt lò gạch thủ công ()

Thái Bình: Tập trung tháo dỡ lò vôi theo đúng lộ trình ()

UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo báo cáo tình hình sử dụng cát xây dựng và các giải pháp thay thế cát tự nhiên ()

Nam Định: Tăng cường quản lý khai thác cát ()

Vôi, đôlômit nung phải nằm trong Quy hoạch mới được xuất khẩu ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?