Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

VB - Chính sách

Góp ý " Chương II: Quy hoạch xây dựng" trong Dự thảo luật Xây dựng

14/09/2013 10:02:05 AM

Trên thế giới không có một quốc gia nào gọi là "Quy hoạch xây dựng" vì thế đề nghị Việt Nam không gọi là "Quy hoạch xây dựng" nữa để phù hợp với thông lệ quốc tế.

Dự thảo Luật Xây dựng đã chấp thuận giữ nguyên "Luật Quy hoạch đô thị" vì vừa có hiệu lực từ 01/01/2010 và chỉ đề xuất sửa đổi phần "Quy hoạch xây dựng vùng" và "Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn", vậy đề nghị có 3 phương án sau đây:

Phương án 1 (sửa đổi triệt để): Rút hẳn Chương II ra khỏi dự thảo Luật Xây dựng để xây dựng thành 2 Luật mới, đó là Luật Quy hoạch vùng và Luật Quy hoạch nông thôn (như vậy sẽ có 4 luật riêng biệt: Luật Quy hoạch đô thị, Luật Quy hoạch vùng, Luật Quy hoạch nông thôn và Luật Xây dựng). Phương án này sẽ phù hợp với quá trình "khu biệt hóa" các luật theo thông lệ quốc tế, song làm chậm kế hoạch 2013 của Quốc hội.

Phương án 2 (sửa đổi không triệt để): Rút hẳn Chương II ra khỏi dự thảo Luật Xây dựng, xây dựng một luật mới gọi là "Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn" (trong đó sẽ có các phần về Quy hoạch vùng, Quy hoạch đô thị, Quy hoạch nông thôn và như thế sẽ phải hủy bỏ Luật Quy hoạch đô thị hiện nay). Như vậy sẽ có 2 luật riêng biệt là: Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn và Luật Xây dựng. Phương án này thực sự là một bước lùi khi xóa bỏ đi thành tựu của Quốc hội khóa trước (2009) đã cố gắng rất nhiều để ra đời được Luật Quy hoạch đô thị trở thành một luật riêng như rất nhiều quốc gia trên thế giới đã làm.

Phương án 3 (không sửa đổi gì): Giữ nguyên toàn bộ Chương II của Luật Xây dựng trước đây, không sửa gì, để đề nghị Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng pháp luật 2014 - 2015 là sẽ xây dựng 2 luật riêng: Luật Quy hoạch vùng và Luật Quy hoạch nông thôn (như vậy sẽ tồn tại 2 luật là Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị). Đến 2015 sẽ có 4 luật riêng biệt là Luật Quy hoạch vùng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Quy hoạch nông thôn và Luật Xây dựng. Phương án này không mất công sức sửa đổi ở Chương II để rồi 2015 lại phải xóa bỏ. Phương án này giúp Quốc hội hoàn thành chương trình pháp luật 2013 là phải ra đời Luật Xây dựng mới. Đến năm 2015 "Luật Xây dựng sửa đổi" chỉ cần công bố một điều là xóa bỏ toàn bộ Chương II trong Luật Xây dựng là xong. Phương án này là "một bước lùi, hai bước tiến".

Việt Nam đang có khuynh hướng "Bản đồ hóa" và "không gian hóa" mọi loại quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch kinh tế, xã hội, môi trường… Tất cả các loại quy hoạch này đang gây cản trở rất lớn cho quy hoạch đô thị và nông thôn bởi sự chồng chéo của các loại quy hoạch.

Trên thế giới chỉ có quy hoạch đô thị, nông thôn, hệ thống đô thị - nông thôn (tức quy hoạch vùng). Trên thực tế phát triển các ngành chỉ là kế hoạch phát triển, chiến lược phát triển.

Điều 13 trong dự thảo Luật Xây dựng nêu rằng "Căn cứ lập Quy hoạch xây dựng là: a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội…" là không khả thi. Hàng trăm đô thị mới ra đời đều phải có quy hoạch đô thị làm trước, sau đó xây dựng và hình thành ra đô thị rồi mới lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội.

Vì vậy chỉ cần nêu "Quy hoạch vùng, Quy hoạch đô thị, Quy hoạch nông thôn cần tham khảo các chiến lược, kế hoạch phát triển, quy hoạch không gian đã duyệt trước đó…" là đủ. Tuy nhiên điều này cũng chỉ cần bàn luận trong giai đoạn 2014 - 2015, khi rút toàn bộ Chương II ra khỏi Luật Xây dựng.

Hiện còn hai loại quy hoạch phi luật không được nhắc đến trong dự thảo Luật Xây dựng, đó là "Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia" (chẳng hạn như "Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt)? Cần lưu ý rằng Quy hoạch nông thôn mới là Quy hoạch nông thôn theo cách mới chứ không phải là 2 Quy hoạch khác nhau. Vì thế cần có luật Quy hoạch Nông thôn.

Vì vậy trong Điều 17 về Quy hoạch vùng cần bổ xung thêm loại hình: Quy hoạch vùng lãnh thổ quốc gia (hệ thống đô thị, nông thôn). Song điều này cũng chỉ cần bàn luận kỹ trong giai đoạn 2014 - 2015 khi rút toàn bộ Chương II ra khỏi Luật Xây dựng.

Điều 3 khoản 15 nêu rõ cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng bao gồm: Chính phủ, Bộ Xây dựng, các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành… là không hợp lý. Cần nêu rõ là ở cấp Trung ương là Bộ Xây dựng, cấp địa phương là Sở Xây dựng (tư duy một cửa).

Đề nghị thực hiện phương án 3 là:

Giữ nguyên Chương II trong Luật Xây dựng cũ, không sửa đổi gì trong dự thảo 2013;

Đề xuất Quốc hội cho xây dựng 2 luật mới giai đoạn 2014 - 2015 là: Luật Quy hoạch vùng và Luật Quy hoạch nông thôn;

Đến 2015 Việt Nam sẽ có 4 luật riêng biệt: Luật Quy hoạch vùng (hệ thống đô thị, nông thôn), Luật Quy hoạch đô thị, Luật Quy hoạch nông thôn và Luật Xây dựng.

Xóa bỏ Chương II trong Luật Xây dựng (sửa đổi 2013) vào năm 2015.

Làm như vậy Quốc hội vừa hoàn thành nhiệm vụ 2013, vừa bảo vệ thành quả 2009 (Luật Quy hoạch đô thị), vừa phát huy kết quả theo thông lệ quốc tế là "khu biệt hóa" cao độ các Luật của Việt Nam là đến 2015 có thêm 2 luật mới: Luật Quy hoạch vùng và Luật Quy hoạch nông thôn.

PGS. TS. Lưu Đức Hải
Nguyên Cục trưởng Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng.

 

Các tin khác:

Đề xuất mới về tiền sử dụng đất ()

TCXDVN 385:2006 Phương pháp gia cố nền đất bằng trụ đất xi măng ()

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2013 ()

Để Luật nhà ở đi vào cuộc sống hơn ()

Các trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân ()

Kiểm tra nguồn vật liệu xây dựng trước khi sử dụng ()

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Những điểm mới ()

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng ()

DNNN sẽ phải công khai thông tin tài chính ()

Kiểm tra chất lượng VLXD lưu thông trên thị trường và đăng ký công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành? ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?