Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chính sách mới

UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo khắc phục tình trạng khan hiếm, ổn định thị trường VLXD

14/07/2022 7:25:27 AM

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Công Thương; Cục Thuế tỉnh và UBND các huyện, thành phố chỉ đạo triển khai các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm, ổn định thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.


UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố chỉ đạo lực lượng chức năng thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc khai thác, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trên địa bàn đảm bảo đúng quy định.
 
Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, trình tự thủ tục về đăng ký khai thác khoáng sản phục vụ nội bộ công trình dự án đối với các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu xây dựng dự thảo về thu hồi, sử dụng, vận chuyển bán khối lượng đất, đá, cát dôi dư trong quá trình san gạt, cải tạo mặt bằng để sản xuất nông nghiệp nhằm phục vụ cho các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và tổ chức lấy ý kiến của các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố bằng văn bản; sau đó tổng hợp, tham mưu đề xuất UBND tỉnh. Yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đá, cát, đất san lấp) phải tăng công suất khai thác thêm 14% so với công suất đã được cấp phép trong tháng 7/2022 nhằm giải quyết trước mắt tình trạng khan hiếm, giảm giá vật liệu xây dựng hiện nay trên địa bàn; khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tăng công suất khai thác thêm từ 50% trở lên.
 
UBND tỉnh cũng chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, rà soát lại thời gian, trình tự, thủ tục từ khi cấp giấy phép thăm dò đến khi cấp giấy phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh và nghiên cứu, tham khảo thêm các địa phương khác để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh bộ thủ tục hành chính về lĩnh vực khoáng sản. Chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã được UBND tỉnh cấp giấy phép thăm dò khoáng sản khẩn trương hoàn thành các hồ sơ, thủ tục liên quan để trình cấp giấy phép khai thác; trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chậm trễ, không thực hiện thì báo cáo UBND tỉnh xem xét, thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản để cấp cho đơn vị khác. Chủ động chuẩn bị các thủ tục, điều kiện cần thiết để đẩy nhanh việc triển khai 152 mỏ vật liệu xây dựng ngay sau khi được HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết tại kỳ họp giữa năm 2022 nhằm đảm bảo đáp ứng đủ nguồn vật liệu, giải quyết cơ bản tình trạng khan hiếm, ổn định thị trường vật liệu xây dựng trong thời gian tới.
 
UBND tỉnh giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phải cung cấp và gửi thông báo giá vật liệu xây dựng về Sở Xây dựng để định kỳ hàng tháng, quý công bố giá các loại vật liệu xây dựng trên địa bàn đảm bảo sát với mặt bằng giá cả thị trường nhằm bình ổn giá vật liệu xây dựng, đảm bảo khả năng cung ứng, tránh tình trạng lợi dụng cung - cầu để đầu cơ, tăng giá, trục lợi. Thường xuyên theo dõi, cập nhật biến động giá vật liệu xây dựng; kịp thời chỉ đạo, đề xuất các giải pháp để quản lý, bình ổn giá các loại vật liệu xây dựng trên địa bàn, nhất là các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
 
Theo dõi và đề nghị các Chủ đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh quản lý chặt chẽ việc nghiệm thu, thanh toán, quyết toán các công trình (đặc biệt là công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước), trong đó xem xét nguồn gốc hợp pháp của vật liệu xây dựng đã sử dụng; kiên quyết không nghiệm thu, thanh quyết toán công trình đối với trường hợp sử dụng vật liệu xây dựng không có nguồn gốc hợp pháp, không có hóa đơn, chứng từ theo quy định.
 
Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, giải quyết các hồ sơ xin nạo vét kết hợp thu hồi cát tại các lòng hồ thủy điện và yêu cầu các doanh nghiệp cam kết ưu tiên cung cấp cát xây dựng cho các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn, góp phần bình ổn giá vật liệu xây dựng, đảm bảo khả năng cung ứng; đồng thời, có trách nhiệm thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm việc cấp giấy phép hoạt động trong lòng hồ thủy điện để kịp thời chấn chỉnh tình trạng nạo vét trái phép, kiên quyết xử lý nghiêm, thu hồi giấy phép nếu để xảy ra sai phạm.
 
Cục Thuế tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tiếp tục siết chặt công tác quản lý, kiểm soát đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc nâng công suất khai thác như nội dung chỉ đạo nếu trên, tránh thất thoát tài nguyên khoáng sản, ngân sách nhà nước; đồng thời, kiểm tra, xử lý nghiêm việc chấp hành chế độ hóa đơn, chứng từ kế toán đối với các đơn vị khai thác khoáng sản và cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng có nguồn gốc từ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, tránh tình trạng hợp pháp hóa, hợp thức hóa chứng từ đầu vào để đầu cơ, trục lợi làm mất bình ổn giá vật liệu xây dựng.
 
Đối với UBND các huyện, thành phố, UBND tỉnh yêu cầu chỉ đạo lực lượng chức năng thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc khai thác, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trên địa bàn đảm bảo đúng quy định; đồng thời xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vi phạm. UBND các huyện, thành phố chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để xảy ra việc lợi dụng đăng ký khai thác khoáng sản khai thác phục vụ nội bộ công trình dự án; sử dụng, vận chuyển bán khối lượng đất, đá, cát dôi dư trong quá trình san gạt, cải tạo mặt bằng để khai thác trái pháp luật, gây thất thoát ngân sách và ô nhiễm môi trường trên địa bàn.

ximang.vn (TH/ Báo Lâm Đồng)

 

Các tin khác:

TP.HCM sẽ kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng ()

Bình Thuận ưu tiên sử dụng tro, xỉ đạt chuẩn làm vật liệu san lấp ()

Thanh Hóa tăng cường quản lý chất lượng, giá vật liệu xây dựng ()

Triển khai thực hiện Đề án phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030 ()

Cà Mau thực hiện các giải pháp quản lý giá, bình ổn giá nhiên, vật liệu ()

Gia Lai triển khai thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung ()

Thừa Thiên Huế: Tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh ()

Nghệ An: Phê duyệt phương án nổ mìn khai thác đá phục vụ sản xuất xi măng ở Đô Lương ()

Cần Thơ: Tăng cường dự báo về cung - cầu, biến động giá đối với các loại VLXD ()

Quảng Bình: Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?